Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 6/4 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 0,3 USD lên 2.020 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 2.010 USD, trước khi quay trở lại xu hướng tăng và trở lại gần mốc 2.020 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.601 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về sát 28.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục yếu đà và về dưới 27.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,50 USD (-0,62%), xuống 80,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,45 USD (-0,53%), xuống 84,54 USD/thùng.
VN-Index giảm gần 10 điểm
Sau phiên sáng giảm điểm nhẹ, thị trường nhọc nhằn nhích lên trên tham chiếu khi khi trở lại trong phiên chiều.
Dù vậy, tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhóm bluechip khiến VN-Index có nhịp rơi mạnh và khá nhanh về dưới 1.075 điểm trước khi bật trở lại và bất ngờ lực bán bán đã gia tăng mạnh trong những phút cuối, đẩy VN-Index xuống sát mốc 1.070 điểm khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 8,77 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 232,22 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/4: VN-Index giảm 9,95 điểm (-0,92%), xuống 1.070,91 điểm; HNX-Index giảm 1,15 điểm (-0,54%), xuống 211,43 điểm; UpCoM-Index tăng 0,60 điểm (+0,78%), lên 78,34 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall trái chiều trong phiên thứ Tư (5/4), khi giới đầu tư lảng tránh các cổ phiếu tăng trưởng, trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy yếu.
Dữ liệu việc làm cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ chậm lại trong tháng 3 và báo cáo cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã suy giảm.
Trước loạt số liệu kém khả quan này, tổ chức nghiên cứu Oxford Economics dự đoán các điều kiện kinh tế sẽ xấu đi trong khoảng thời gian còn lại của năm nay.
Kết thúc phiên 5/4, chỉ số Dow Jones tăng 80,34 điểm (+0,24%), lên 33.482,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,22 điểm (-0,25%), xuống 4.090,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 129,47 điểm (-1,07%), xuống 11.996,86 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi đồng yên mạnh lên đã kích hoạt lực bán tháo các cổ phiếu xuất khẩu, trong khi các cổ phiếu công nghệ lớn cũng chịu ảnh hưởng của nhóm cùng ngành trên Phố Wall đêm qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,22% xuống 27.472,63 điểm. Chỉ số Topix mất 1,14% xuống 1.961,28 điểm.
Masahiro Ichikawa, chiến lược gia trưởng thị trường tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management, cho biết: “ Chứng khoán Nhật Bản sẽ chịu áp lực từ dấu hiệu chậm lại của nền kinh tế Mỹ trong một thời gian. Nhưng đến cuối tháng, thị trường có thể có một số dấu hiệu mới, khi các công ty bắt đầu báo cáo về triển vọng và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ có một cuộc họp chính sách”.
Phiên này, cổ phiếu Daikin Industries Ltd mất 4,0%, dẫn đầu mức giảm trong chỉ số sản xuất máy móc khi mất 3,11%, đây là mức giảm mạnh nhất trong số 33 chỉ số phụ của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo.
Trong khi đó, cổ phiếu nhà sản xuất ô tô Mazda Motor đã giảm 4,96% để trở thành cổ phiếu hoạt động kém nhất trên Nikkei 225.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi căng thẳng Trung-Mỹ đã được bù đắp bằng chứng mới về sự phục hồi kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,01% xuống 3.312,22 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,14% xuống 4.097,38 điểm.
Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm rưỡi, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm mới mạnh mẽ, cũng như sự phục hồi tiêu dùng sau COVID, một cuộc khảo sát mới cho thấy.
Nhưng căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng đã khiến thị trường gặp khó, khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tiếp đón Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen tại California, và nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan trước tình hình căng thẳng gia tăng mối đe dọa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhưng giới đầu tư cũng cảnh giác trước nguy cơ gia tăng căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,01% lên 20.277,01 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,24% xuống 6.859,04 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, sau khi các chỉ số kinh tế yếu làm gia tăng nỗi lo suy thoái.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 35,98 điểm, tương đương 1,44% xuống 2.459,23 điểm.
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ chậm lại hơn dự kiến vào tháng 3, một cuộc khảo sát cho thấy. Dữ liệu khác cũng cho thấy tăng trưởng biên chế tư nhân đã chậm lại đáng kể vào tháng trước.
Sự phục hồi của khu vực đồng euro đã tăng tốc vào tháng trước, nhưng mức tăng không đồng đều giữa các ngành và quốc gia, cho thấy áp lực về giá vẫn tăng trong khu vực.
“Thị trường bắt đầu lo lắng về suy thoái hơn là thắt chặt chính sách tiền tệ sau những rủi ro liên quan đến ngân hàng gần đây,” nhà phân tích Seo Sang-young tại Mirae Asset Securities cho biết.
Phiên này, các cổ phiếu lớn như gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 2,5%, SK Hynix mất 0,95% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,36%.
Cổ phiếu nền tảng trực tuyến Naver và Kakao đều giảm hơn 3%, trong khi các nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor và Kia Corp lần lượt giảm 0,86% và 0,37%.
Kết thúc phiên 6/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 305,61 điểm (-1,10%), xuống 27.507,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,34 điểm (-0,01%), xuống 3.312,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 2,42 điểm (+0,01%), lên 20.277,01 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 35,98 điểm (-1,44%), xuống 2.459,23 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
Thị trường chứng khoán đã thực sự "rũ bỏ" sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng?
Thất bại của ngân hàng thường là điều xấu cho hoạt động kinh tế. Đôi khi, chỉ cần một ngân hàng sụp đổ có thể làm nổ tung hệ thống tài chính và gây ra hàng loạt nỗi đau.>> Chi tiết
- Ngành ngân hàng giảm kỳ vọng lợi nhuận
Có nhiều vấn đề đáng lưu tâm đối với ngành ngân hàng năm 2023, khiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành này được dự báo sẽ chậm lại đáng kể..>>Chi tiết
- Định giá cổ phiếu ngân hàng đang rất hấp dẫn, đây là cơ hội vàng để tích sản?
Thị trường chứng khoán đang ở thời khắc nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sau một chu kỳ dài hàng loạt cổ phiếu giảm sâu do chịu tác động bởi những sự kiện tài chính trên thế giới và trong nước..>> Chi tiết
- Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn dè dặt vay vốn
Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khá mạnh, song lãi suất cho vay vẫn chưa về mức tại thời điểm trước tháng 9/2022..>> Chi tiết
- Loretta Mester: Fed nên tăng lãi suất vượt mức 5%
Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester cho biết, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên tăng lãi suất lên trên mức 5% trong năm nay và duy trì trong một thời gian..>> Chi tiết