Sinh viên ngành marketing thực hiện talkshow cho môn "Chiến lược định giá"
"Thỏi nam châm" hút người trẻ
Trong thời đại công nghệ 4.0, marketing được coi là "xương sống" cho sự phát triển của các doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Chính sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ.
"Marketing là lĩnh vực làm việc ở mọi nơi mà không cần đến văn phòng, dùng công nghệ để làm việc mà không cần phụ thuộc vào địa điểm, miễn là nơi đó có những tiện ích phục vụ công việc như laptop, Internet, điện thoại thông minh.
Đặc biệt, sinh viên ngành còn có thể trải nghiệm công việc làm thêm đúng ngành như: nhân viên marketing online, viết bài SEO, nhân viên telesales, nhân viên truyền thông", bạn Lâm Quỳnh Anh, sinh viên năm nhất ngành marketing Trường ĐH Thái Bình Dương, chia sẻ.
Thúy Ngân, sinh viên năm hai, bày tỏ: "Để nâng cao kiến thức mới về ngành marketing, từ năm nhất, mình đã chủ động tiếp cận các khóa học về marketing, workshop miễn phí tại trường. Bất kể sáng hay tối, cứ có thời gian rảnh là mình lại tìm kiếm và học thêm kiến thức mới. Hơn nữa, trường mình bố trí mỗi lớp học thường ít sinh viên, chỉ từ 15 - 20 bạn, nên dễ dàng đặt câu hỏi và tương tác nhanh cùng giảng viên".
Thúy Ngân luôn tìm kiếm cơ hội cho bản thân ngay từ năm nhất.
Vì marketing rất rộng lớn, việc tìm hiểu sâu hơn kiến thức ở các mảng nhỏ khiến Ngân có những định hướng rõ ràng hơn cho bản thân. Hiện tại, Ngân tham gia vài công việc làm thêm, một phần là để trang trải cuộc sống, cái chính là để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng: "Nhằm khuyến khích sinh viên tích cực dấn thân, tích lũy kinh nghiệm thực tế, Trường ĐH Thái Bình Dương triển khai mô hình tích điểm cho sinh viên đi làm thêm, thực hiện đề án học tập riêng. Mình nghĩ đây là điểm mới thú vị mà chỉ riêng Thái Bình Dương có được".
Bản lĩnh hơn từ các sân chơi học thuật chuyên nghiệp
Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, chương trình đào tạo ngành marketing tại Trường ĐH Thái Bình Dương được xây dựng một cách toàn diện, kết hợp các học phần cơ bản như: Marketing căn bản, Marketing dịch vụ, Marketing điện tử, Marketing quốc tế... cùng những học phần chuyên sâu về xây dựng kênh phân phối, phát triển sản phẩm, marketing truyền thông, tổ chức sự kiện.
Lĩnh vực marketing là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Việt Nam. Đây cũng là ngành có nhiều cơ hội việc làm ngay cả khi còn là sinh viên, với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu này, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng cần hiểu biết về môi trường công việc, chủ động trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và cả kỹ năng mềm ngay từ trên giảng đường.
Sinh viên của trường trong một giờ học theo phương pháp "case study" (nghiên cứu trường hợp thực tế)
Hoạt động ngoại khóa học thuật đa dạng, thực tiễn chính là bí quyết giúp nhiều sinh viên ngành marketing Trường ĐH Thái Bình Dương đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. Từ chiến lược đào tạo, kết nối doanh nghiệp chặt chẽ, chương trình đào tạo của trường tạo điều kiện cho sinh viên học tập từ nguồn "case study" (nghiên cứu trường hợp thực tế) phong phú, tích lũy kinh nghiệm cần thiết.
Cùng với chương trình đào tạo được cập nhật liên tục theo nhu cầu doanh nghiệp, đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường giàu kinh nghiệm, giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, giám đốc thương hiệu, CEO... giúp giảng đường trở nên thực tế, sinh động và thú vị hơn.
Hơn 40% thời lượng chương trình đào tạo, sinh viên sẽ thực học tại doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với chuyên gia hàng đầu để hoàn thiện các đề án của mình. Từ đó giúp sinh viên bổ sung kiến thức thực tiễn, cập nhật xu thế và có cái nhìn đa chiều hơn về công việc tương lai.
Thực học cùng doanh nghiệp - lợi thế để sinh viên ra trường làm được việc ngay, không mất thời gian đào tạo lại.
Tiến sĩ Lê Thị Kiều Anh, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản trị, cho biết: "Với triết lý giáo dục khai phóng, Trường ĐH Thái Bình Dương chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn, phát triển tư duy sáng tạo để sinh viên có đủ năng lực đáp ứng về mặt chuyên môn công việc. Tư duy sáng tạo và sự nhạy bén cũng giúp các bạn nhanh chóng thích nghi với những biến đổi, bắt kịp xu hướng truyền thông, tiếp thị hiện đại như content, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, truyền thông marketing tích hợp".
Sinh viên tại trường học tập theo hình thức mô phỏng phương pháp làm việc của bộ phận marketing trong doanh nghiệp. Theo đó, sinh viên tham gia vào bài tập tình huống với vai trò là giải quyết vấn đề thực tế, thuyết phục "khách hàng" (là giảng viên) và phản biện trước nhóm phản biện khác. Đây là bước chạy đà cần thiết trước khi các bạn thử thách mình với những sân chơi chuyên nghiệp.
Xem thêm: mth.58790306160403202-uad-man-gnuhn-ut-oac-gnoul-ceiv-mit-ed-oan-eht-gnitekram-coh/nv.ertiout