Ngày 7-4, ông Nguyễn Việt Triều - phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau - cho biết qua việc cho thợ lặn quay phim, chụp ảnh khu vực thả 900 khối rạn với chu vi 5,6km ngoài khơi vùng biển Cà Mau, cho thấy dự án này đã phát huy tác dụng rất tốt.
"Rạn nhân tạo đã giúp cho các loài sinh vật biển có nơi sinh sản và đặc biệt có nơi trú ngụ, tránh được các ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt, từ đó khôi phục được nguồn lợi thủy sản", ông Triều cho biết.
Theo ông Triều, từ năm 2019, được sự hỗ trợ dự án từ Chính phủ Thái Lan, tỉnh Cà Mau tổ chức thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực Biển Tây của tỉnh này để làm nơi trú ngụ cho tôm cá. Mỗi rạn là khối bê tông hình lập phương cao khoảng 1m và được thả cách đất liền 10 hải lý.
Dự án này được Chính phủ Thái Lan hỗ trợ gần 2,7 tỉ đồng để đúc 500 khối rạn và các trang thiết bị như máy quay phim dưới nước, máy dò cá, máy định vị.
"Nối tiếp thành công bước đầu, năm 2022 từ chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Cà Mau tiếp tục đầu tư 2,6 tỉ đồng để đúc thêm 400 khối rạn bê tông thả xuống biển nhằm xây nhà cho cá", ông Triều thông tin thêm.
Bên cạnh việc thả rạn, theo ông Triều, công tác bảo vệ khu vực thả rạn nhân tạo được quan tâm, đã giúp cho vùng biển hơn 1,8km² được an toàn, thu hút nhiều loài tôm, cá về trú ẩn.
Nếu như trước đây khảo sát khu vực biển được thả rạn chỉ ghi nhận một vài loài cá, tôm thì sau khi thả rạn, ghi nhận 78 loài, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài.
Ông Triều thông tin kết quả điều tra trước và sau khi thả rạn về hiệu quả, thu nhập của ngư dân trong vùng cho thấy, nguồn lợi thủy sản trong ngư trường có sự thay đổi đáng mừng. Thu nhập của người dân trong các nghề đánh bắt ở khu vực này được tăng lên.
Cụ thể, sản lượng khai thác trung bình sau khi thả rạn của nghề lưới rê tăng lên 15,4%/chuyến, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/chuyến; nghề lồng xếp tăng 27,4%/chuyến; nghề câu mực sau khi thả rạn tăng lên 16,1%/chuyến và nghề ốc bẫy mực tăng lên 9,58%/chuyến.
Cà Mau đề nghị công nhận 'nghề làm tôm khô' là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu được công nhận thì đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 5 của tỉnh, sau đờn ca tài tử, nghề gác kèo ong, muối ba khía ở Rạch Gốc và nghệ thuật nhạc trống lớn.
Xem thêm: mth.26462310170403202-na-urt-ac-mot-ohc-ahn-yax-uam-ac/nv.ertiout