vĐồng tin tức tài chính 365

Học để được tự do

2023-07-20 14:48
Chị Lưu Thị Hiếu là người khuyết tật thứ ba của Việt Nam làm việc trong tổ chức United Nations (Liên Hiệp Quốc) tại Việt Nam - Ảnh: HÀ THANH

Chị Lưu Thị Hiếu là người khuyết tật thứ ba của Việt Nam làm việc trong tổ chức United Nations (Liên Hiệp Quốc) tại Việt Nam - Ảnh: HÀ THANH

"Hãy cố gắng đi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người, các bạn mới có kiến thức, mới giải phóng được bản thân, hướng đến sự tự do" - chị Lưu Thị Hiếu luôn nói câu này mỗi khi gặp những người cùng cảnh ngộ. 

Ngoài giờ làm việc, trên chiếc xe lăn, chị Hiếu đi khắp nơi tìm kiếm cơ hội giáo dục cho người khuyết tật.

* Mối duyên nào đưa chị đến với công việc tại Liên Hiệp Quốc?

- Ngày nhận tấm bằng tốt nghiệp khoa tiếng Đức (Trường đại học Hà Nội), tôi lên chuyến bay một mình lặn lội vào Đà Nẵng. Tôi được nhận vào làm việc với dự án của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhiều người khuyết tật ở các tỉnh thành.

Sau đó, tôi tìm kiếm cơ hội du học và may mắn trúng tuyển học bổng thạc sĩ của Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia), theo học ngành chính sách công. Học xong về nước làm việc được 3 năm, tôi tiếp tục nhận được học bổng trong chương trình đào tạo lãnh đạo Duskin tại Nhật Bản - một chương trình dành cho người khuyết tật ở châu Á - Thái Bình Dương.

Sau dịch COVID-19, tôi về nước tìm kiếm công việc mới và may mắn trúng tuyển vào vị trí cán bộ phụ trách chiến lược hòa nhập cho người khuyết tật của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.

* Đi lại và nói chuyện khá khó khăn, điều đó có khiến chị gặp trở ngại gì trong công việc hiện nay không?

- Thật ra là không quá khó, công việc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh mà tôi thì có nền tảng tiếng Anh vững chắc. Với dạng tật của mình (Cerebral Palsy - tạm dịch: bại não - một rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi tổn thương vỏ não vận động của não đang phát triển), tôi cũng gặp một chút khó khăn về đi lại. 

Từ nhà đến trụ sở Liên Hiệp Quốc (ở Kim Mã) chỉ 3km nhưng tôi phải mất 15 phút mới đến được bến xe buýt. Trước kia rất khó để tìm thấy một chiếc xe buýt nào phù hợp, nhưng hiện nay tôi đã tiếp cận được tuyến xe buýt hỗ trợ người khuyết tật.

* Hành trình tiếp cận với giáo dục của chị chắc hẳn gặp phải rất nhiều khó khăn?

- Tôi sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, phải đến năm 7 tuổi tôi mới được đến trường. Nhưng để được đến trường, tôi phải chứng minh rằng bản thân "không khuyết tật trí tuệ", phải biết đọc biết viết. 

May mắn từ năm 2 tuổi, khi phát hiện vấn đề của con gái, mẹ đã quyết định nghỉ làm để đồng hành cùng tôi đến năm tôi 16 tuổi. Đặc biệt, chính mẹ là người đã dạy tôi học chữ.

Sau đó, bố mẹ quyết định rời quê lên Hà Nội với mong muốn cho tôi được tiếp cận điều kiện đầy đủ hơn, được hỗ trợ một cách tốt nhất. Tôi được đến trường, được tiếp cận với giáo dục. Từ nhỏ tôi đã say mê rèn luyện tiếng Anh, nỗ lực không ngừng để học tập "giải phóng bản thân", đạt được "sự tự do".

19 tuổi, tôi đỗ vào Trường đại học Hà Nội. Chính môi trường ngoại ngữ đã thôi thúc tôi tìm kiếm con đường bước chân ra thế giới để lĩnh hội nhiều nền văn hóa khác nhau.

* Có cơ hội bước ra thế giới, nhưng điều gì lại thôi thúc chị quay về?

- Tôi nghĩ rằng chỉ có giáo dục mới là con đường duy nhất để mở rộng kiến thức, tiếp xúc với thế giới. Nhưng càng đi, tôi càng nhận ra người khuyết tật ở Việt Nam mình vất vả quá, hầu như ai cũng gặp khó khăn trong cuộc sống và kinh tế.

So với khoảng chục năm trước đây người khuyết tật rất khó để bước ra ngoài vì tự ti, vì bị kỳ thị. Hiện nay chúng ta đã thay đổi rất nhiều, cởi mở hơn nhiều, tuy nhiên sự thay đổi đó hầu như từ truyền thông tuyên truyền cho mọi người thay đổi nhận thức, trong khi chính sách lại chưa có nhiều thay đổi đột phá nhất là chính sách trong phát triển con người. 

Chưa kể từ đường sá, đường dốc xe lăn, xe buýt, trường học, nhà vệ sinh… hiện nay đều chưa tương thích để hỗ trợ tốt nhất cho người khuyết tật.

Tôi may mắn hơn vì được đi ra ngoài, được tự do, ít nhất là còn sử dụng được xe lăn điện. Cho nên mỗi lần làm được điều gì đó cho người khuyết tật khiến tôi khỏe hơn, vui hơn rất nhiều.

Những điều đó thôi thúc tôi về nước, làm việc trong lĩnh vực chính sách công cho người khuyết tật. Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước sẽ có những chính sách cởi mở hơn về giáo dục cho người khuyết tật, đặc biệt là giáo dục nâng cao.

* Chị nhắc đến "giáo dục nâng cao" cho người khuyết tật, cụ thể là gì?

- Chúng ta cần nhìn nhận rằng người khuyết tật cũng có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước. Điều này có nghĩa rằng phải có ưu tiên trong giáo dục của người khuyết tật, mở rộng cơ hội cho người khuyết tật tiếp cận với giáo dục.

Nếu có thể, sẽ là giáo dục nâng cao như giáo dục đại học, thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ, cho người khuyết tật nổi trội, cá nhân xuất sắc để họ được đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Tôi mong cộng đồng người khuyết tật có sự tự do, độc lập trong suy nghĩ. Mỗi người phải có ý thức độc lập, có quyền đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Có suy nghĩ độc lập thì chúng ta mới có sự tự do, hướng đến cuộc sống hạnh phúc. Và học tập chính là điều kiện tiên quyết để hướng đến sự tự do, cởi trói bản thân khỏi những định kiến xung quanh về người khuyết tật.

Hai cô gái khuyết tật lập doanh nghiệp xã hội xanhHai cô gái khuyết tật lập doanh nghiệp xã hội xanh

Đi xe lăn đến phố sách, hai cô gái mời chào khách hàng tham quan gian hàng. Ai cũng trầm trồ xuýt xoa trước những sản phẩm thủ công do chính tay những người khuyết tật làm ra.

Xem thêm: mth.13735003291703202-od-ut-coud-ed-coh/nv.ertiout

Comments:2 | Tags:No Tag

“Học để được tự do”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools