vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ phận nào của con cóc chứa độc tố gây chết người?

2023-04-07 19:15

Thông tin từ Trung tâm y tế huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết, ngày 7-4 đơn vị này đã tiếp nhận vụ ngộ độc do ăn thịt cóc khiến ba người nhập viện, trong đó có một nạn nhân hai tuổi tử vong.

Bộ phận nào của con cóc chứa độc tố gây chết người? ảnh 1

Hai bệnh nhân ngộ độc cóc đang được điều trị tại huyện Chư Sê (Gia Lai). Ảnh:CH

Theo Cục an toàn thực phẩm, thịt cóc được đánh giá là giàu đạm và kẽm, trong 100 g cóc ăn được có 55,4 g đạm và 65 gam kẽm. Lượng đạm trong thịt cóc tuy cao nhưng thực tế ở các loại thịt khác như gà, bò, heo nếu chế biến đúng cách thì hàm lượng đạm cũng không kém.

Trong nhiều năm qua người dân vẫn có quan niệm ăn thịt cóc có lợi cho người suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc suy liệt, nên đã sử dụng cóc làm thực phẩm.

Tuy nhiên Cục an toàn thực phẩm nhấn mạnh trong cóc lại chứa độc tố, nếu chế biến và sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí gây tử vong.

Theo đó, các tuyến trên da cóc bài tiết ra chất nhầy màu trắng, dính keo, dân gian gọi là nhựa cóc, nhưng đây lại là độc tố có khả năng gây ảo giác, nghẽn mạch và tăng áp suất máu.

Độc tố chết người có trong nhiều bộ phận của cóc như gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt hay hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc, chứa rất nhiều bufotoxin. Đây là chất độc mạnh, có thể gây chết người trong thời gian ngắn.

Ngoài ra một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn.

Ở người, hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Tuy nhiên, khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng... thì có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng.

Chỉ khi chất nhầy này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải các thức ăn làm từ cóc như thịt cóc, ruốc cóc…) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.

Người dân cũng cần chú ý độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Chính vì thế nếu để độc tố bị dính vào thịt cóc do chế biến không an toàn thì ngay cả khi đun sôi, độc tố cũng sẽ không mất đi.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên tránh ăn sản phẩm thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ người bán dạo hay những cơ sở chưa có chứng nhận của Bộ Y tế hoặc cấp cơ quan có thẩm quyền…

HẠ QUYÊN

Xem thêm: lmth.337727tsop-iougn-tehc-yag-ot-cod-auhc-coc-noc-auc-oan-nahp-ob/nv.olp

“Bộ phận nào của con cóc chứa độc tố gây chết người?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools