vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt

2023-04-09 14:44
Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 1.

Mặt bằng vị trí "vàng" ở quận 1 bị doanh nghiệp trong ngành tài chính "tháo chạy" chỉ sau thời gian ngắn thuê tại đây

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt bằng vốn được kinh doanh sôi động thì nay phải chịu cảnh "cửa đóng then cài". 

2km gần 30 mặt bằng để trống

Tại con đường kinh doanh nhộn nhịp bậc nhất TP.HCM là đường Hai Bà Trưng, chỉ tính riêng đoạn đường hơn 2km từ chợ Tân Định đến tượng đài Trần Hưng Đạo (quận 1) có gần 30 mặt bằng lớn nhỏ treo bảng cho thuê. 

Trong đó khoảng 1/3 mặt bằng đã để trống hơn một năm nay, còn lại là các mặt bằng cho thuê bị "tháo chạy" từ cuối năm ngoái.

Đáng chú ý có phân nửa các mặt bằng để trống này từng là nơi kinh doanh của các thương hiệu lớn trong ngành thời trang, ẩm thực, cửa hàng tiện lợi và mỹ phẩm… 

Đặc biệt, một vị trí đắc địa góc đường Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng được Công ty tài chính KSFinance thuê không lâu thì nay cũng chung cảnh ngộ bị trả mặt bằng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện một thương hiệu thời trang nội địa cho biết do giá mặt bằng tăng cao trong khi doanh số không đảm bảo, buộc thương hiệu này phải đóng cửa một chi nhánh trên đường Hai Bà Trưng cũng như một số tuyến đường khác.

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 2.

Một môi giới dán thông tin liên hệ thuê mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng

Giá thuê "chát" thời gian quá ngắn

Trong tình trạng tương tự, con đường thời trang Nguyễn Trãi đoạn từ tượng đài Thánh Gióng đến đường Hồ Tùng Mậu cũng có gần 10 cửa hàng thời trang phải đóng cửa, dù trước đây rất hiếm khi con đường này trống mặt bằng. 

Còn tại con đường "vàng" Nguyễn Huệ (quận 1) hiện có 5 mặt bằng treo biển cho thuê, trong khi đường Hồ Tùng Mậu gần đó cũng có 6 mặt bằng để trống. 

Nhiều hộ kinh doanh đã buộc phải chuyển từ mặt tiền để vào hẻm kinh doanh, giảm bớt gánh nặng chi phí mặt bằng.

Ông Nguyễn Ngọc Dương - chủ cửa hàng điện thoại Dương Mobile - cho biết sau thời gian kinh doanh ở đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1), ông đành phải chuyển vào trong hẻm trên đường Trần Khánh Dư để tiết kiệm chi phí.

Theo ông Dương, sau 7 tháng thuê ở mặt tiền với chi phí 18 triệu đồng/tháng nhưng doanh số không cao như kỳ vọng, nên ông vào hẻm với số tiền chỉ bằng một nửa.

Sau thời gian dài tháo rào, tình hình thuê mặt bằng tại đường Lê Lợi vẫn không khả quan, khi đến nay vẫn còn khoảng 20 mặt bằng treo biển cho thuê.

So với khảo sát của Tuổi Trẻ Online vào ngày 23-3-2022, hiện số mặt bằng treo biển cho thuê trên đường Ngô Đức Kế (sau lưng Bitexco) giảm còn một nửa, khi năm ngoái có đến 10 mặt bằng thì nay chỉ còn 5. 

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 8-4 cho thấy phần lớn các mặt bằng dọc con đường "vàng" này đã được phủ kín bởi các thương hiệu kinh doanh ẩm thực (F&B), hiện còn một tiệm thức ăn nhanh vừa mới thuê lại mặt bằng và đang trang trí nội thất để sớm hoạt động.

Tuy vậy, đại diện các cửa hàng tại con đường này cho hay giá mặt bằng quá cao, trong khi nhiều mặt bằng đã "cắm" ngân hàng nên chỉ cho thuê 1-3 tháng khiến nhiều người cũng không dám thuê, thậm chí có doanh nghiệp đã sửa mặt bằng rồi vẫn phải rút.

Kinh doanh tại đường này, ông H. - một  doanh nghiệp trong ngành F&B - cho biết hiện chi phí mặt bằng trên con đường này quá cao: 5.000-8.000 USD/mặt bằng/tháng. Doanh nghiệp của ông mỗi tháng đều lỗ cả trăm triệu đồng, song do để làm thương hiệu và có chi nhánh khác "gánh" doanh thu nên vẫn duy trì bán buôn ở đây.

Ông H. chia sẻ thêm có những mặt bằng liên quan các doanh nghiệp đang bị điều tra, sổ đã cắm ở ngân hàng và phía cho thuê cũng nói chỉ thuê trong ngắn hạn, thậm chí tính hợp đồng từng tháng, có thể bị ngân hàng siết bất cứ lúc nào nên cũng kén người thuê.

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 4.

Một nhà hàng chuyên bán các loại đặc sản biển đã ngưng hoạt động, khu vực phía trước nhà hàng trở thành nơi nghỉ trưa của cánh xe ôm công nghệ

Giá chào thuê có nơi tăng gấp đôi

Ông Nguyễn Văn Đính - chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - cho biết nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ nhà mặt phố, nhất là mặt bằng bán lẻ đắc địa trên tuyến phố lớn hay khối đế chung cư, trung tâm thương mại tại các thành phố lớn vẫn đang tăng cao. 

Tuy nhiên thị trường ghi nhận thực trạng một lượng lớn mặt bằng kinh doanh trên các tuyến phố lớn bỏ trống do giá chào thuê quá cao, tăng thêm 30 - 40% so với trước dịch, thậm chí có nơi còn tăng gấp đôi.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hữu Nghĩa - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - thông tin hiện nay số mặt bằng trống ở TP.HCM nhiều nhưng tồn tại nghịch lý là giá thuê quá cao, khiến nhiều doanh nghiệp không thể thuê được, nên để trống năm này qua tháng nọ.

Làn sóng thay mới mặt bằng rất sôi động

Bên cạnh làn sóng trả mặt bằng, vẫn có một làn sóng khác tích cực là tìm mặt bằng đẹp để mở mới các hàng quán. Tại một vị trí mặt bằng đẹp hai mặt tiền trên đường Trần Quang Khải - Nguyễn Hữu Cầu (quận 1), khi hệ thống Lotteria vừa đóng cửa thì ngay lập tức thương hiệu cà phê Katinat đã mở mới cửa hàng.

Hay như mặt bằng rất rộng nằm mặt tiền đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) khi Điện Máy Xanh đóng cửa, chuyển sang một vị trí nhỏ hơn gần đó thì ngay lập tức đã có showroom bán xe Peugeot thế chân.

Còn tại con đường ẩm thực Phan Xích Long, khi hai thương hiệu lớn trong ngành F&B vừa trả mặt bằng thì ngay lập tức đã có hai doanh nghiệp khác vào sửa chữa ngay để chuẩn bị mở mới tiệm thức ăn, nước uống, dù giá thuê thường lên đến 8.000-10.000 USD/tháng.

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 6.

Khảo sát gần 20 mặt bằng tại đường Lê Lợi (quận 1), phần lớn giá rao cho thuê các căn nhà đều ở tầm giá trên 200 triệu đồng/tháng, thậm chí có căn rao cho thuê đến 600 triệu đồng/tháng

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 7.

Một số mặt bằng chưa có người thuê nằm san sát trên đường Hai Bà Trưng

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 8.

Một nhà hàng đã không còn hoạt động tại đường Nguyễn Huệ (quận 1). Rất hiếm khi đường Nguyễn Huệ trống mặt bằng, ngay cả thời điểm dịch nhưng hiện nay đã có những mặt bằng vắng người thuê

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 9.

Con đường "kim cương" Nguyễn Huệ (quận 1) đến nay cũng có gần 5 mặt bằng đang treo biển chờ người thuê

Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt - Ảnh 10.

Mặt bằng trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) bị trả đã có doanh nghiệp khác đến thuê để mở tiệm thức uống

Tháo rào con đường ‘vàng’ Lê Lợi sau 8 năm, mặt bằng đua nhau tăng giáTháo rào con đường ‘vàng’ Lê Lợi sau 8 năm, mặt bằng đua nhau tăng giá

TTO - Các rào chắn trên đường Lê Lợi giữa quận 1 (TP.HCM) được tháo dỡ sau 8 năm làm nhà ga ngầm metro khiến cho các mặt bằng vị trí “vàng” đã đua nhau tăng giá, trong khi tỉ lệ phủ kín các mặt bằng còn thấp.

Xem thêm: mth.10010758180403202-taol-gnah-gnab-tam-art-peihgn-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp trả mặt bằng hàng loạt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools