Khi được định danh hoàn chỉnh, người dân có thể dễ hơn trong việc thực hiện các giao dịch, thủ tục trên môi trường số trong khi tiết kiệm đáng kể các chi phí đi lại, in ấn giấy tờ. Các chuyên gia đánh giá việc mỗi người dân được định danh điện tử sẽ là chìa khoá để thúc đẩy, minh bạch và hoàn thiện xã hội số trong tương lai.
Để thế giới số đồng bộ hoàn hảo với thế giới thực, trở thành một phần cuộc sống của mỗi chúng ta, định danh điện tử chính là cánh cửa liên thông. Những chiếc giấy CMND, những cuốn hộ chiếu giấy đang dần được thay thế bởi những tấm thẻ gắn chíp. Ở đó, định danh vật lý và định danh điện tử liên kết liền lạc với nhau.
Không cần phải tới quầy giao dịch, không cần phải xuất trình các giấy tờ phức tạp, bằng các công nghệ như sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo người dùng có thể mở tài khoản từ xa ngay trên ứng dụng của mình.
Trong hoạt động thương mại điện tử, theo các chuyên gia, định danh chính là một giải pháp để nâng cao chất lượng, giảm tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém phẩm chất hay trốn thuế.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc mỗi người trên môi trường số được định danh sẽ giúp thúc đẩy xã hội số, kinh tế số cũng như đảm bảo tính pháp lý trên không gian này.
Với mục tiêu thúc đẩy xã hội số, phổ cập giao dịch số, định danh số Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu sẽ có 10 - 20 triệu chữ ký cá nhân trong năm 2023.
VTV.vn - Là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng Hà Giang đã sớm quan tâm, đầu tư phát triển CNTT với quan điểm CNTT sẽ là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.47781154101403202-os-ioh-ax-neiht-naoh-yad-cuht-ut-neid-hnad-hnid/et-hnik/nv.vtv