vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao nông sản rớt giá, người tiêu dùng vẫn phải mua đắt?

2023-04-13 13:04

Hơn 2 tháng qua, giá cam sành ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long rớt mạnh, chỉ còn 1.000-3.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức 15.000-20.000 đồng/kg cùng thời điểm những năm trước. Giá dừa trái tươi chỉ còn 30.000 đồng/chục (12 trái), dừa trái khô 20.000 đồng/chục, giảm 2-3 lần so với cùng thời điểm các năm trước.

Dù giá nông sản giảm mạnh nhưng người tiêu dùng ở TPHCM chỉ mua được nông sản giá rẻ tại các điểm bán giải cứu, xe đẩy, sạp lề đường, còn giá ở các chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị vẫn khá cao. Chẳng hạn, dừa xiêm Bến Tre đang được các sạp lề đường bán với giá 7.000-8.000 đồng/trái, các vựa dừa, quán nước bán với giá 15.000-18.000 đồng/trái, nhà hàng bán 25.000-50.000 đồng/trái, cao gấp 10-20 lần so với giá tại vườn.

Giá rau, củ, quả tại nhà vườn, chợ đầu mối thấp hơn rất nhiều so với giá bán tại các chợ lẻ, cửa hàng, siêu thị (ảnh chụp ở chợ Bình Điền, quận 8, TPHCM) - ẢNH: T.HOA
Giá rau, củ, quả tại nhà vườn, chợ đầu mối thấp hơn rất nhiều so với giá bán tại các chợ lẻ, cửa hàng, siêu thị (ảnh chụp ở chợ Bình Điền, quận 8, TPHCM) - Ảnh: T.Hoa

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, giá heo hơi tại chuồng trại ngày 28/3 chỉ còn 47.000-51.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Khi về chợ đầu mối của TPHCM, giá thịt heo tăng lên một chút và khi về đến chợ nhỏ, cửa hàng tiện lợi thì tăng vọt.

Ở chợ đầu mối Hóc Môn, ngày 11/4, giá heo mảnh và heo hơi từ 58.000-63.000 đồng/kg 
tùy loại, giá đùi rọi (thịt đùi và ba rọi) 60.000 đồng/kg, sườn non 120.000 đồng/kg, cốt lết 60.000 đồng/kg, nạc dăm 90.000 đồng/kg, ba rọi 100.000 đồng/kg. Trong khi đó, thịt ba rọi đang được các chợ truyền thống bán với giá 120.000 đồng/kg, các cửa hàng tiện lợi bán giá 189.000-261.000 đồng/kg (tùy loại). Giá các sản phẩm thịt heo khác ở chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi cũng cao gấp 2-3 lần so với mức giá tại chợ đầu mối.

Ở chợ đầu mối Hóc Môn, cam sành miền Tây có giá 10.000 đồng/kg, các xe hàng rong bán giá 15.000 đồng/kg nhưng các cửa hàng bán lẻ lại bán với giá 18.000 đồng/kg, các cửa hàng tiện lợi và siêu thị bán với giá 22.000-29.000 đồng/kg.

Giá bí đao, rau muống, mướp hương, bầu, đậu bún, củ cải, cà rốt, cải thảo tại vườn chỉ 1.000-3.000 đồng/kg, giá ở chợ đầu mối Hóc Môn là 3.000-8.000 đồng/kg và khi đến tay người tiêu dùng, giá tăng lên gấp 2-3 lần. 

Ông Hoàng Thanh Hải - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Hải Nông (huyện Củ Chi, TPHCM) - cho biết, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu, các quán nhậu ế ẩm nên sức mua rau của HTX cũng bị giảm 30 - 50% so với trước. Điều khiến ông trăn trở là vì sao người tiêu dùng TPHCM không được tiếp cận nguồn sản phẩm giá rẻ từ nông dân, từ các HTX? Cải thìa được HTX trồng ở huyện Củ Chi, bán với giá 10.000 đồng/kg, nếu sơ chế rồi giao đến tay người tiêu dùng thì giá cũng chỉ 15.000 đồng/kg nhưng không hiểu sao giá cải thìa ở quận 7 lên tới 40.000 đồng/kg. 

Cũng theo ông Hoàng Thanh Hải, Nhà nước đang khuyến khích thành lập các HTX, cung cấp nông sản an toàn cho hệ thống trường học, siêu thị, bếp ăn tập thể nhưng thực tế, các đơn vị này có nguồn hàng riêng bởi họ nhận được nhiều lợi ích hơn. Ông đề xuất: “Cơ quan nhà nước về nông nghiệp, thương mại nên xây dựng một kênh để các HTX cung cấp sản phẩm giá rẻ, chất lượng cho người dân TPHCM, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người trồng và người tiêu dùng”. 

Ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - cho rằng, giá tại nguồn thấp nhưng người tiêu dùng phải mua đắt không phải do thương lái “ăn dày” mà do chưa làm tốt khâu tổ chức để con đường đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng được ngắn nhất. Ông dẫn chứng, ở nước ngoài, các khâu thu mua, giết mổ, đưa đến tay người tiêu dùng chỉ do một đơn vị thực hiện, còn ở Việt Nam, mỗi khâu do một đơn vị đảm trách. 
Cũng ở Việt Nam, một số công ty thực phẩm lớn đang làm hết các khâu nhưng giá ra tới chợ, siêu thị vẫn cao ngất; các HTX tự nuôi heo, đưa đến nhà máy giết mổ rồi đưa ra chợ thì giá bán vẫn cao. Ông Nguyễn Trí Công nói: “Các cơ quan chức năng cần ngồi với nhau để tính toán lại chi phí, lợi nhuận trong khâu phân phối”. Chỉ có cách kéo giảm chi phí trong khâu phân phối thì nông dân và người tiêu dùng mới có lợi. 

Công ty phân phối nông sản, thịt heo cho siêu thị thường ký hợp đồng với nông dân theo tháng, theo quý nên phải thu mua và bán ra theo mức giá đã ký. Kể cả khi sản phẩm trên thị trường hạ giá xuống đáy thì các công ty này vẫn phải mua với giá cao, cộng thêm các chi phí vận chuyển, mặt bằng, thương hiệu… khiến giá bán chênh lệch cao so với vùng trồng. Nhưng các cơ quan chức năng chưa nêu được mức chênh lệch bao nhiêu là hợp lý. Công tác bình ổn giá, kiểm soát giá cả thị trường ở nhiều mặt hàng chưa hiệu quả đã dẫn đến tình trạng thương nhân tăng giá bất hợp lý. Công tác dự báo thị trường cũng chưa hiệu quả, chưa có quy hoạch cụ thể cho khâu tổ chức chăn nuôi, sản xuất dẫn tới sự mất cân đối cung, cầu. 

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam

Thanh Hoa (ghi)

Thời gian qua, giá tại nguồn của nhiều nhóm hàng giảm mạnh nhưng giá đến tay người tiêu dùng vẫn cao là do tình trạng mất cân đối cung cầu. Sự mất cân đối này đến từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ của nông dân. Họ chỉ nuôi, trồng những mặt hàng đang có sức tiêu thụ tốt dẫn tới việc dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn hàng ở một số thời điểm. Thêm vào đó, khâu phân phối hàng hóa còn qua nhiều khâu trung gian. Các thương nhân thường tìm kiếm nguồn cung nhỏ lẻ để có giá tốt, nhưng khi mặt hàng nào có sức mua không cao, giá không tốt, họ không thu mua khiến hàng hóa bị ứ đọng, giá tại nguồn giảm sâu trong khi giá bán lẻ vẫn cao. 

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM

Nguyễn Cẩm (ghi)

Thanh Hoa

Xem thêm: lmth.1539841a-tad-aum-iahp-nav-gnud-ueit-iougn-aig-tor-nas-gnon-oas-iv/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Vì sao nông sản rớt giá, người tiêu dùng vẫn phải mua đắt? ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools