Hệ số an toàn vốn VPBank tăng thêm 5%
Với khoản tiền từ thương vụ M&A kỷ lục, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ có lợi thế củng cố các chỉ số an toàn vốn lên mức dẫn đầu ngành.
Theo tính toán của các công ty chứng khoán, hệ số an toàn của ngân hàng này hiện đã tăng tương ứng lên hơn 20%, cao hơn con số 14.9% ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2022.
Câu lạc bộ các ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn cao, tính tới 31-12-2022, ngoài VPBank còn có Techcombank; HDBank; MB;...
Tỉ lệ an toàn vốn của nhiều ngân hàng nội đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, cao hơn đáng kể so với quy định tối thiểu là 8%.
Song chỉ một số ít ngân hàng được ghi nhận đã bước sang giai đoạn áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III, trong đó có VPBank.
Hỗ trợ tăng trưởng dài hạn
Chia sẻ về kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo một số ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là cần thiết, giúp ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, việc tăng vốn vòn đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của cơ quan quản lý, đáp ứng kế hoạch tăng trưởng hàng năm.
Theo các chuyên gia ngân hàng, trong bối cảnh biên lãi ròng của các ngân hàng chịu áp lực thu hẹp do chi phí vốn tăng cao trong năm 2022, một bộ đệm vốn dày sẽ giúp các ngân hàng giảm sốc khi môi trường vĩ mô và kinh doanh dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2023.
Tại VPBank, sau nhiều đợt tăng vốn lớn, ngân hàng này đã đạt quy mô vốn chủ sở hữu hơn 103.000 tỉ đồng.
Vốn điều lệ đạt hơn 67.000 tỉ đồng, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Sau khi nhận được khoản đầu tư chiến lược từ Tập đoàn SMBC của Nhật Bản, VPBank đã trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng này gia tăng sức mạnh tài chính. Qua đó, VPBank có thể tiến tới đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở những phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nền tảng vốn lớn còn cho phép VPBank có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô rất lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.
Trên thị trường, nhiều ngân hàng cũng đang nỗ lực tăng cường tiềm lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn thông qua các đợt tăng vốn điều lệ và tìm kiếm các đối tác chiến lược quốc tế…
Trong những tháng cuối năm 2022, khoảng 20 ngân hàng đã nhận được sự đồng ý của cơ quan quản lý chấp thuận tăng vốn điều lệ, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, như LienVietPostBank được tăng vốn điều lệ thêm 5.255 tỉ đồng, tương đương mức tăng 35%; ….
Ngay sau khi ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC vừa diễn ra, VPBank đã công bố kế hoạch kinh doanh năm nay với các chỉ tiêu tăng trưởng rất tích cực, như lợi nhuận tăng 53% so với năm ngoái.
Xem thêm: mth.75285947141403202-02-nert-nel-nov-naot-na-os-eh-gnan-knabpv/nv.ertiout