vĐồng tin tức tài chính 365

Dân mất tiền vì tư vấn bảo hiểm tù mù, Bộ Tài chính có biết?

2023-04-16 06:15
Một người dân phản ảnh trường hợp hợp đồng bảo hiểm sau khi đóng được hai năm đã bị ngưng do nhân viên thu tiền không liên lạc với khách hàng - Ảnh: TỰ TRUNG

Một người dân phản ảnh trường hợp hợp đồng bảo hiểm sau khi đóng được hai năm đã bị ngưng do nhân viên thu tiền không liên lạc với khách hàng - Ảnh: TỰ TRUNG

Ai đã làm méo mó nghề tư vấn bảo hiểm? Ai đã đẩy nhiều người dân - khách hàng mua bảo hiểm vào chỗ mất sạch tiền tích lũy vì không am hiểu hết hợp đồng bảo hiểm? 

Do áp lực doanh số bán, do mức hoa hồng "siêu khủng", sự cạnh tranh giữa các công ty, các sản phẩm hay do cạnh tranh giữa những đại lý, tư vấn viên (TVV) bảo hiểm? 

Lý do nào cũng có phần đúng. Trong thị trường quá nhiều sản phẩm được chào bán và quá nhiều người làm đại lý bảo hiểm, một bộ phận TVV bằng mọi giá phải lôi kéo "thượng đế" về mình.

Được việc rồi thì làm lơ với khách hàng, mặc kệ những hoàn cảnh dở khóc dở cười của bao người đặt lòng tin nhầm chỗ. Cứ sang đến năm thứ hai, thứ ba, khi cần người mua không thể liên hệ với người bán.

Vẫn có khá nhiều những đại lý bán bảo hiểm nhân thọ (BHNT) rất tận tình hướng dẫn, phân tích cặn kẽ, bằng cái tâm cho người dân trước khi quyết định "chốt đơn". 

Những người làm việc chân chính như thế này đã và đang bị ảnh hưởng từ vài đồng nghiệp có tư tưởng chụp giật, ham món lợi trước mắt. 

Uy tín của công ty không tránh khỏi vạ lây do nhân viên vì mải chạy theo lợi nhuận riêng.

Ngoài nguyên nhân chủ quan đến từ nhân viên trực tiếp tư vấn còn có nguyên nhân từ các đơn vị kinh doanh. 

Rất dễ nhận thấy điều kiện tuyển chọn trở thành TVV khá đơn giản, sau những lớp đào tạo cấp tốc ngắn ngày. Năng lực thật sự và phẩm chất TVV chỉ được chứng minh khi chính thức bắt tay vào công việc.

Nhiều người đang có công ăn việc làm ổn định, song vẫn kiêm thêm việc bán BHNT do sức hấp dẫn từ "tỉ lệ phần trăm" sau mỗi hợp đồng được ký. 

Khi mọi việc không thuận lợi, họ ngưng việc, nhảy sang công ty khác hoặc lặn mất tăm dễ dàng như trở bàn tay.

"Ngó lơ" quyền lợi chính đáng của người mua không khác gì đặt lương tâm nghề nghiệp ở dưới thu nhập. 

Một số đại lý, mỗi khi phát hiện dấu hiệu khách hàng "có biến", liền cao chạy xa bay hoặc đối phó bằng cách đổi nhân viên khác phụ trách gói thay mình cũng không hiếm. 

Trách nhiệm với những lời hứa ngon ngọt trước đó không lâu đã nhanh chóng rơi vào quên lãng. 

Người mua sản phẩm bị đùn đẩy qua lại giữa nhân viên cũ và mới khiến ai cũng mệt mỏi, đến mức bỏ cuộc, ngưng đóng tiền chịu thiệt thòi hoặc phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" để tiếp tục đóng. Tất nhiên, khi ấy nơi cung cấp dịch vụ được hưởng lợi.

Biết bao người bỏ cuộc sau khi đóng hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu. Nỗi niềm này ai có qua cầu mới hay. 

Tất nhiên, không phải tất cả đều do đại lý "biến mất" nhưng rõ ràng trách nhiệm với khách hàng càng về sau càng bị lơ là.

Để có thu nhập cao, các TVV thường khuyến khích người dân mua gói BHNT cao nhất. Vậy nên, người mua đừng bao giờ quên "liệu cơm gắp mắm", tránh rơi vào tình cảnh ngưng giữa chừng, phải chịu thiệt thòi. Cần nhớ rằng lộ trình tham gia gói BHNT dài hàng chục năm và khoản tiền đóng không hề nhỏ.

BHNT cũng cần lấy lại hình ảnh của mình và sự tin cậy thật sự từ khách hàng. Trước tiên từ việc hãy giữ gìn sự công bằng cho các TVV chân chính.

Cơ quan chức năng cần siết chặt hơn ở khâu quản lý, giám sát lĩnh vực này, những biểu hiện lệch lạc, bát nháo phải sớm được phát hiện và chấn chỉnh. 

dĐể người dân bị mất tiền tích cóp vì chất lượng tư vấn bảo hiểm kém, một thực trạng phổ biến mà không chấn chỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm không thể vô can.

"Cơ hội" cho bảo hiểm

Năm 2018, tôi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ với mong muốn để tích cóp cho con sau này đi học. Tuy không nhiều, nhưng tôi nghĩ đó là khoản để dành hợp lý.

Tôi tìm hiểu kỹ cơ chế BHNT và biết được chọn gói phù hợp (thường trong khoảng 10-20% tổng thu nhập).

Tôi cẩn thận tự tìm hiểu trước, sau mới gặp người tư vấn. May mắn mình được tư vấn kỹ, bạn đã đưa xấp hồ sơ và hợp đồng nháp để tôi đọc kỹ, khi nào đã hiểu rõ thì hẵng quyết định mua hoặc không.

Tôi mua cho mình trước, sau một năm, tôi quyết định mua thêm một gói nữa cho con (với khoản chi phí thấp hơn của mình).

Tôi từng bị tai nạn và gãy chân trái, tôi thành thật khai với bạn tư vấn viên. Bạn ấy cũng thẳng thắn cho biết chân trái của tôi sẽ không được bảo vệ nữa.

Tôi đồng ý nên trong hợp đồng ghi rõ, loại chân trái của tôi ra khỏi danh mục được bảo hiểm.

Sau vụ việc của diễn viên Ngọc Lan, nếu nhìn ở mặt tích cực, có thể xem đây là cơ hội để ngành bảo hiểm chấn chỉnh nội bộ. Khách hàng nào cũng cần những thông tin đúng, đủ về giá trị của bảo hiểm với đưa ra lời khuyên đơn giản, dễ hiểu... (LƯU ĐÌNH LONG)

Chuẩn bị "ngàn lẻ một đêm" mới ký hợp đồng bảo hiểmChuẩn bị 'ngàn lẻ một đêm' mới ký hợp đồng bảo hiểm

Từ hôm nay, thiếp sẽ không đọc "Ngàn lẻ một đêm" nữa, thay vào đó là... bản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Xem thêm: mth.72252943251403202-teib-oc-hnihc-iat-ob-um-ut-meih-oab-nav-ut-iv-neit-tam-nad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dân mất tiền vì tư vấn bảo hiểm tù mù, Bộ Tài chính có biết?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools