vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: 2 “ông trùm” được giảm án

2023-04-17 14:46

Sáng 17/4, TAND Cấp cao tại Tp.HCM các bị cáo trong vụ án buôn lậu hơn 200 triệu lít xăng dầu từ Singapore về Việt Nam.

Vụ đại bán buôn lậu xăng dầu này do Đào Ngọc Viễn, 54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng; Phan Thanh Hữu, 65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh và Nguyễn Minh Đức, 39 tuổi, Công ty TNHH dầu khí Vượng Đạt cầm đầu.

Hồ sơ điều tra - Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: 2 “ông trùm” được giảm án

Các bị cáo tại tòa.

Theo HĐXX, từ tháng 5/2019, các bị cáo Viễn, Hữu và Phùng Danh Thoại - nguyên Đại tá, Trưởng phòng Xăng dầu thuộc Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển bàn bạc góp tổng cộng 53,4 tỷ đồng để buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ.

Bị cáo Viễn sử dụng tàu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam.

Sau đó, xăng lậu sẽ được vận chuyển đến kho ở khu vực nhà nuôi yến của Tứ (nằm trên sông Hậu, thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) để bán cho Tứ và Trần Thị Thanh Vân, 54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Vân Trúc, tỉnh Bình Dương.

Số xăng lậu này được Tứ, Vân cung cấp cho nhiều đầu mối khác nhau ở nhiều tỉnh, thành để bán lẻ ra thị trường.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, các bị cáo đã buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Trong đó, bị cáo Viễn thu lợi bất chính gần 47 tỷ đồng; Hữu thu lợi hơn 156 tỷ đồng; Thoại thu lợi hơn 22 tỷ đồng; Tứ thu lợi gần 83 tỷ đồng; Vân thu lợi bất chính 18 tỷ đồng.

Ngoài buôn lậu với Hữu, từ tháng 2/2021 đến tháng 4/2021, Viễn còn hợp tác với hai đối tượng khác (một người đang bỏ trốn) để buôn lậu 3 chuyến tàu chở 5,7 triệu lít xăng, trị giá gần 98 tỷ đồng.  

Trong vụ án này, bị cáo Phan Thanh Hữu là người hưởng lợi nhiều nhất.

Thời điểm khám xét chỗ ở của Hữu trước đây, công an thu giữ hơn 100 tỷ đồng và 123.000USD. Số tiền này bị cáo Hữu khai không liên quan đến hành vi buôn lậu, nhưng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả vụ án.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội.

Nhóm bị cáo kháng cáo mong pháp luật khoan hồng, tuyên giảm một phần hình phạt. Nhóm bị cáo bị kháng nghị mong không bị tuyên án nặng hơn và cả xin được nộp tiền để khắc phục hậu quả của vụ án.

Đối với bị cáo Đào Ngọc Viễn, bị cáo được xác định là một trong các bị cáo đóng vai trò chủ mưu. Nói lời sau cùng, bị cáo tỏ ra hối hận, xin được tác động gia đình khắc phục hết thiệt hại từ hành vi phạm tội do mình gây ra

HĐXX cho rằng, bị cáo Viễn có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, phạm tội lần đầu.

Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo đã nộp 4 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính và 100 triệu đồng tiền phạt bổ sung. HĐXX ghi nhận đây là các tình tiết mới để xem xét giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Đối với bị cáo Phan Thanh Hữu, bị cáo đã nộp gần hết số tiền thu lợi bất chính. Cụ thể, bị cáo đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 156,2 tỷ đồng.

Số tiền thu lợi còn lại, bị cáo đồng ý xử lý các tài sản là quyền sử dụng đất để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, bị cáo Hữu còn nộp tiền khắc phục hậu quả thay cho các bị cáo khác số tiền 3,9 tỷ đồng.

Về thân nhân, vợ bị cáo Hữu bị mù, cần người chăm sóc. Gia đình bị cáo Hữu có nhiều người có công với cách mạng; bị cáo nhận thức được hành vi phạm tội của mình…nên xem xét giảm cho bị cáo một phần hình phạt.

Tuy nhiên, quá trình lượng hình, HĐXX cấp phúc thẩm cũng đánh giá hành vi của Hữu, Viễn và các đồng phạm là phạm tội có tổ chức, phạm tội trong thời gian dài, số lượng hàng buôn lậu và hưởng lợi bất chính đặc biệt lớn.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội nên cần có mức án tương xứng, đủ tác dụng giáo dục riêng và răn đe phòng ngừa chung đối với xã hội.

Đối với bị cáo Ngô Văn Thụy, bị cáo nguyên là đội trưởng thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan. Với chức năng kiểm tra, bắt giữ đối với các hành vi buôn lậu, nhưng bị cáo Thụy đã nhận hàng trăm triệu đồng từ các bị cáo khác để không kiểm tra nhiều tầu buôn lậu được “gửi gắm”.

Hành vi của Thụy là xâm hại đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, gây mất niềm tin trong nhân dân. Tại phiên tòa, bị cáo không thành khẩn khai báo, khai báo quanh co, không thể hiện thái độ ăn năn hối hận nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo Thụy đủ yếu tố cấu thành tội Nhận hối lội và bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo này.

Đối với kháng nghị của VKSND Cấp cao tại Tp.HCM với 13 bị cáo trong vụ án, HĐXX cho rằng, trong số này có 10 bị cáo là thuyền trưởng, thuyền phó, thuyền viên. Những người này chỉ làm công ăn lương, không được hưởng lợi  từ hành vi buôn lậu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Cấp sơ thẩm tuyên án với nhóm bị cáo này đã xem xét đầy đủ, thấu đáo và tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo nên không chấp nhận kháng nghị của VKSND Cấp cao tại Tp.HCM.

Từ các nhận định nêu trên, HĐXX tuyên giảm án cho bị cáo Đào Ngọc Viễn từ 17 năm tù xuống còn 15 năm tù giam; tuyên giảm án cho bị cáo Phan Thanh Hữu từ 16 năm tù xuống còn 13 năm 6 tháng tù. Tuyên y án 15 năm tù đối với bị cáo Ngô Văn Thụy.

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 23 bị cáo, HĐXX tuyên chấp nhận kháng cáo của 21 bị cáo, giảm cho các bị cáo một phần hình phạt. 2 bị cáo không được xem xét giảm án.

Về án tù giam, HĐXX cấp phúc thẩm cũng tuyên buộc các bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính từ việc buôn lậu xăng.

 Cụ thể, Ngoài số tiền đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả, bị cáo Đào Ngọc Viễn còn phải nộp lại hơn 37 tỷ đồng; bị cáo Phan Thanh Hữu còn phải nộp hơn 59 tỷ đồng.

Đăng Doanh

Xem thêm: lmth.214306a-na-maig-coud-murt-gno-2-uad-gnax-til-ueirt-002-ual-noub-uv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: 2 “ông trùm” được giảm án”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools