Không phát sinh các bản in, không cần sử dụng giấy, dễ dàng lựa chọn, tìm kiếm, mua và sử dụng ở bất cứ đâu, sách điện tử đang dần trở thành một sản phẩm mũi nhọn thúc đẩy ngành xuất bản. Nếu vào năm 2018, chỉ có 2 đơn vị thực hiện xuất bản điện tử thì đến nay, đã có 19 nhà xuất bản tham gia.
Tuyến phố trước đây đông đúc người qua lại mua sách đã trở nên vắng vẻ hơn với sự phát triển của sách điện tử. Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Việt Nam hiện có hơn 15 triệu lượt người sử dụng sách điện tử, tương đương với 35 triệu bản sách được đọc, tăng 59% so với năm 2021.
Việt Nam hiện có hơn 15 triệu lượt người sử dụng sách điện tử, tương đương với 35 triệu bản sách được đọc, tăng 59% so với năm 2021.
"Xuất bản điện tử đang là một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh và mạnh nhất. Ở một số quốc gia, tốc độ phát triển lên đến 20% mỗi năm. Còn ở Việt Nam, xuất bản điện tử cũng đầy tiềm năng khi chúng ta đang có thị trường cũng như lượng tiếp cận, sử dụng các phương tiện hiện đại rất phù hợp với xuất bản điện tử", ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng cục Xuất bản, in và phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết.
Theo nghiên cứu của hãng Global English Editing, năm 2021, doanh thu sách điện tử trên toàn thế giới đã tăng 8% so với năm 2019. Thị trường sách điện tử trên toàn thế giới hiện có quy mô khoảng 5,4 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng kép đạt tới 26,3% từ nay đến đến 2030.
Các chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng trưởng mạnh này cũng một phần nhờ có các công nghệ mới nâng cao trải nghiệm người dùng.
Tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương có tăng trưởng tốt nhất trong năm qua với hơn 300%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.57843224171403202-nab-taux-hnagn-yad-cuht-nohn-ium-ut-neid-hcas/et-hnik/nv.vtv