vĐồng tin tức tài chính 365

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt

2023-04-20 12:55

Khoảnh khắc thoáng qua vào tối ngày 8/3 sẽ mãi khắc sâu trong ký ức của Nikita Punjabi. Đó là khi cô nhìn thấy con gái mới sinh của mình nằm trong tay bác sĩ.

Aniket Rai, hồi hộp chờ đợi vợ sinh con, anh bật khóc vì sung sướng khi y tá thông báo rằng đó là một bé gái. Anh chia sẻ: "Đó là cảm giác không thể diễn tả bằng lời."

Con gái của họ tên là Prisha, có nghĩa là món quà của thượng đế. Cô bé là một trong hàng triệu trẻ em được sinh ra trên khắp Ấn Độ trong năm nay, góp phần tạo nên cột mốc lịch sử: Dân số Ấn Độ vượt qua Trung Quốc đại lục, chỉ vài năm sau khi quốc gia Nam Á đạt danh hiệu nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới.

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt và không biết khi nào mới vượt qua - Ảnh 1.

Aniket Rai và Nikita Punjabi.

Tuy nhiên, những thành tích này không đủ để Ấn Độ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất thế giới, giống như việc quốc gia đông dân nhất vẫn chưa thể giúp Trung Quốc phát triển cho đến khi nước này thực hiện cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970.

Bloomberg Economics cho biết Ấn Độ cần phải được thúc đẩy ở 4 "mặt trận" lớn, bao gồm: đô thị hoá, cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng để mở rộng lực lượng lao động và thúc đẩy sản xuất. Họ cần tận dụng tối đa lợi thế nhân khẩu học để có thể định hình lại nền kinh tế toàn cầu trong quá trình này.

Abhishek Gupta, nhà kinh tế cấp cao của Ấn Độ tại Bloomberg Economics, cho biết: "Ấn Độ vẫn là một quốc gia trẻ, họ có khả năng nói tiếng Anh và lực lượng lao động đang tăng lên đã thúc đẩy sáng kiến "Sản xuất tại Ấn Độ" của chính phủ. Ngoài ra, những yếu tố địa chính trị cũng đang thuận lợi với họ."

Đô thị hoá

Việc Ấn Độ tăng tỷ lệ dân số thành phố nhanh ở mức độ nào và liệu nước này có thể tạo ra đủ việc làm có chất lượng để đáp ứng sự thay đổi hay không sẽ có ý nghĩa quan trọng với nhu cầu tăng trưởng của họ.

Theo IEA, trong giai đoạn từ nay đến 2040, Ấn Độ có thể sẽ có thêm 270 triệu dân sống tại thành thị. Sự thay đổi đã được thể hiện trong các siêu đô thị ở nước này.

Các toà nhà chung cư mới sáng bóng, nằm rải rác ở thủ đô Delhi trong bối cảnh nhóm người giàu tăng cường đầu tư vào bất động sản. Một nhà phát triển gần đây đã bán được các căn hộ hạng sang với tổng giá trị 1 tỷ USD chỉ trong 3 ngày ở Gurugram, một trong những thành phố vệ tinh của Delhi.

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt và không biết khi nào mới vượt qua - Ảnh 2.

Song, các dịch vụ công ở nước này vẫn chưa thực sự phát triển. Toá án Tối cao Ấn Độ thậm chí cảnh báo rằng các kiểm soát viên không lưu có thể phải yêu cầu máy bay đi vòng quanh các bãi rác khổng lồ ở ngoại ô Delhi nếu có kích cỡ quá lớn.

Yukon Huang, thành viên cấp cao tại Tổ chức Hoà bình Quốc tế Carnegie, nhận định Ấn Độ cần đi theo con đường của Trung Quốc và Hàn Quốc trong việc phát triển các thành phố. Ông nói: "Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ đô thị hoá ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần, tương tự với tốc độ tăng năng suất lao động ở 2 quốc gia trên."

Cơ sở hạ tầng

Để quá trình đô thị hoá mang lại hiệu quả kinh tế, Ấn Độ cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn. Kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi đắc cử năm 2014, số lượng hành khách di chuyển trong nội địa bằng máy bay đã tăng gấp đôi và mạng lưới đường cao tốc của cả nước cũng mở rộng hơn 50%.

Về mặt công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Ấn Độ thuộc top hiện đại nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, hầu hết người dân Ấn Độ nhận được chứng minh thư - được gọi là Aadhaar, liên kết với mọi thứ từ hợp đồng thuê nhà đến tài khoản ngân hàng, phúc lợi xã hội.

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt và không biết khi nào mới vượt qua - Ảnh 3.

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của chính quyền ông Modi là hợp nhất các loại thuế liên bang và tiểu bang vốn lộn xộn ở Ấn Độ. Điều này giúp doanh thu từ thuế đạt mức cao vào năm ngoái, giúp tài trợ cho các dự án sân bay, đường bộ mới.

Nhưng ở các tiêu chí khác, Trung Quốc vẫn có thành tích tốt hơn. Dù Ấn Độ có mức thuế điện thoại thuộc hàng thấp nhất thế giới, nhưng lượng sử dụng internet vẫn kém Trung Quốc. Đại lục cũng vượt qua Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực, từ số lượng chuyến bay khởi hành cho đến lưu lượng cảng container.

Giáo dục

Với Ấn Độ, giáo dục lại là một trở ngại khác. Nhiều bằng cấp ở nước này về cơ bản là vô giá trị và các kỹ năng không phù hợp sẽ gây rủi ro cho đà tăng trưởng. Theo một nghiên cứu của Wheebox, nhóm tư vấn cho các doanh nghiệp, một nửa số sinh viên tốt nghiệp ở Ấn Độ không có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở khoảng 7%.

Trong năm nay, Ấn Độ đã tăng chi tiêu cho giáo dục thêm 13%, lên 1,1 nghìn tỷ rupee (13,4 tỷ USD), mức cao nhất từ trước đến nay. Quốc gia này đang hướng tới mục tiêu cải thiện chương trình giáo dục kỹ thuật số và giải quyết những điểm yếu.

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt và không biết khi nào mới vượt qua - Ảnh 4.

Song, Ấn Độ vẫn còn nhiều nhiệm vụ phía trước, đặc biệt là khi phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ phụ nữ đi làm ở nước này giảm từ 26% xuống 19%, theo WB. Dù chiếm 48% dân số nhưng phụ nữ Ấn Độ chỉ đóng góp khoảng 17% GDP, trong khi Trung Quốc là 40%. Việc thu hẹp chênh lệch việc làm giữa nam và nữ có thể giúp GDP Ấn Độ tăng lên gần 1/3 vào năm 2050, tương đương gần 6 nghìn tỷ USD.

Sản xuất

4 thập kỷ trước, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng khi phương Tây "thuê ngoài" để sản xuất mọi thứ, từ đồ chơi đến TV, Trung Quốc đã nắm bắt được cơ hội mà Ấn Độ bỏ lỡ. Hiện tại, ngành sản xuất chiếm hơn 25% nền kinh tế, còn Ấn Độ chỉ là 14%.

Trong khi đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang mang lại cho chính phủ ông Modi cú hích mới trong việc tăng tỷ trọng sản xuất lên 25% GDP. 3 nhà cung cấp chính của Apple hiện đã nhận được những ưu đãi của Ấn Độ để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu smartphone. Apple đang sản xuất gần 7% số iPhone tại Ấn Độ, tăng từ khoảng 1% vào năm 2021.

Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt và không biết khi nào mới vượt qua - Ảnh 5.

Dẫu vậy, việc dịch chuyển lên "nấc thang" mới trong chuỗi giá trị không phải điều dễ dàng. Luật lao động ở Ấn Độ vẫn còn nhiều hạn chế, cản trở nước này trong việc tạo ra các khu công nghiệp hiệu quả cao được nhiều nhà sản xuất toàn cầu ưa chuộng.

Những kỳ vọng của Ấn Độ

Tốc độ đô thị hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, con người và sản xuất được đẩy mạnh sẽ là điều cần thiết trong nhiều thập kỷ chứ không chỉ là vài năm. Dự kiến, Ấn Độ sẽ có 1,67 tỷ dân vào năm 2050, tức là tăng thêm 250 triệu người - tương đương với quy mô dân số của Indonesia.

Trong khi đó, y tế lại là một điểm áp lực. Hiện tại, Ấn Độ chỉ có khoảng 5 giường bệnh/10.000 dân. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là gấp khoảng 8 lần và các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ sẽ mất nhiều thập kỷ để đạt mức tương đương như đại lục.

Hơn nữa, cơ hội về nhân khẩu học cũng không mở ra mãi mãi. Dân số Ấn Độ có thể bắt đầu giảm vào năm 2047 và xuống còn 1 tỷ người vào năm 2100, theo ước tính của LHQ. Trong khi đó, LHQ dự đoán dân số Trung Quốc đạt 1,3 tỷ người vào năm 2050.

Dù khó để ước tính liệu GDP Ấn Độ có vượt qua Trung Quốc hay không, nhưng nếu nước này duy trì đà tăng trưởng ở mức khoảng 7% và đồng nội tệ ổn định, thì Ấn Độ sẽ vượt qua Đức và Nhật Bản để đứng thứ 3 thế giới vào năm 2030.

Còn đối với chính quyền ông Modi, rõ ràng đây là thời khắc của Ấn Độ. Với 1,428 tỷ người, dân số Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc với 1,425 tỷ người, theo dữ liệu của LHQ.

Cha mẹ của bé Prisha cũng rất lạc quan. Rai, hiện là trợ lý phó chủ tịch tại Barclays, cho biết: "Đất nước chúng tôi đang chứng kiến sự phát triển với nhịp độ nhanh. Đó là thời điểm tuyệt vời để Prisha được sinh ra."

Tham khảo Bloomberg

Xem thêm: nhc.274726021024032881-auq-touv-iom-oan-ihk-teib-gnohk-av-tam-ueihn-ev-couq-gnurt-ax-auht-nav-aig-ad-uaig-auhc-yaox-gnov-gnort-tav-tahc-ial-ioig-eht-tahn-nad-gnod-aig-couq/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quốc gia đông dân nhất thế giới: Lại chật vật trong 'vòng xoáy' chưa giàu đã già, vẫn 'thua xa' Trung Quốc về nhiều mặt ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools