vĐồng tin tức tài chính 365

Ban quản lý chung cư không có quyền cắt điện nước của cư dân

2023-04-20 14:22

Trong email gửi về VnExpress, chị Thu Hằng cho biết chị ký hợp đồng với điện lực thành phố và công ty nước sạch, song bị ban quản lý chung cư doạ cắt điện nước do bất đồng về các loại phí thu, chậm đóng hoặc vì bất cứ lý do gì.

"Ban quản lý chung cư chỗ tôi liên tục tăng giá các loại phụ thu trong khi chất lượng dịch vụ không tương xứng; không có bể bơi, vườn hoa, khu vui chơi trẻ em nhưng vãn thu phí sử dụng các công trình này", chị chia sẻ.

Nhiều cư dân do đó phản đối bằng việc nói chỉ đồng ý đóng tiền theo mức cũ lúc nhận nhà. Ban quản lý do đó cắt điện nước của các hộ không đóng phí theo mức mới. "Chúng tôi quên đóng phí một ngày, họ cũng lập tức cắt điện, nước", chị cho hay.

Qua gần 2.000 độc giả tham gia thăm dò trên VnExpress, phần lớn cho rằng ban quản lý không có quyền cắt điện, nước của cư dân chậm đóng tiền dịch vụ hoặc vi phạm nội quy.

60 bình luận của độc giả ủng hộ quan điểm "không chịu đóng phí đúng hạn, bị cắt là đúng".

Ban quản lý chung cư không có quyền cắt điện nước của cư dân

Giải đáp vấn đề trên, luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An, Hà Nội) khẳng định đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư (thường gọi là Ban quản lý chung cư) không có quyền cắt điện, nước của các hộ dân với lý do các hộ dân chưa đóng phí theo mức thu mới.

Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định tại Điều 42 như sau:

1. Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì.

2. Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này.

3. Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.

4. Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.

5. Định kỳ 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị nhà chung cư; báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư; lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

6. Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư.

7. Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, luật sư Vinh khuyên chị Hằng có thể gửi đơn đến Ban quản trị chung cư hoặc gửi đơn đến UBND phường, xã nơi có tòa nhà để được xem xét, giải quyết.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.4455954-nad-uc-auc-coun-neid-tac-neyuq-oc-gnohk-uc-gnuhc-yl-nauq-nab/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ban quản lý chung cư không có quyền cắt điện nước của cư dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools