vĐồng tin tức tài chính 365

Bạn có sẵn sàng 'đọc'?

2023-04-21 11:05
Từ trái qua: Nhật Vy, Xuân Mai, Phương Thảo - sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM - chọn sách tại Đường sách TP.HCM vào sáng 20-4 - Ảnh: T.T.D.

Từ trái qua: Nhật Vy, Xuân Mai, Phương Thảo - sinh viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM - chọn sách tại Đường sách TP.HCM vào sáng 20-4 - Ảnh: T.T.D.

Những thăng trầm của ngành xuất bản, cụ thể liên quan đến số lượng sách và số đầu sách/người ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, tôi xin phép không dám bàn đến nữa vì đó thật sự không phải chuyện dễ dàng.

Chuyện đọc thì sao? Có câu nói nghe có vẻ quen thuộc nhưng cũng luôn đúng với việc đọc sách là "muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm cớ".

Phải nói ngay là trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, con người có nhiều cách tiếp cận những điều hay, ý tốt từ xã hội bên ngoài thì rõ ràng khái niệm về "sách" như ý nghĩa ban đầu (Wikipedia viết:

"Sách là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía") chắc hẳn khó có thể tồn tại nguyên vẹn ý nghĩa.

Thật vậy, chúng ta hiện đang có sách in, sách nói, sách điện tử, có dữ liệu đầy rẫy trên mạng..., có thế giới media tích gộp nhiều chức năng, kích thích nhu cầu nghe nhìn tối đa.

Thế nên chúng ta có thể cùng nên thống nhất với nhau rằng khả năng tìm hiểu về thế giới của chúng ta đến đâu, có thường xuyên không, có bảo thủ đến mức không thể mở lòng mình ra trước thế giới (vì quan điểm ta đã là nhất và tự hài lòng với chính mình) quyết định đến việc xây dựng chữ "đọc".

Trong tinh thần ấy, việc tham dự một buổi talk show, nghe một podcast cùng những người giỏi giang, uyên bác cũng là một cách "đọc".

Vì vậy mở lòng ra để làm đầy và phong phú hơn hiểu biết của mình qua cách chọn lựa những kiểu "sách" mới kể trên đã có thể là đọc.

Cũng như đọc một quyển sách in truyền thống, dĩ nhiên chúng ta cũng cần phải lựa chọn cái gì cần xem, cần nghe.

Khi còn khát khao tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu thêm ắt hẳn sẽ có cách. Khi đó, việc "đọc" ở đâu, "đọc" khi nào, "đọc" bằng phương tiện nào cũng được thu xếp ổn thỏa.

Khẳng định với nhau thế để tự thay đổi thói quen ngồi quán cà phê, đi xe buýt hay sắp tới là metro rồi "lướt điện thoại - hóng drama" thay bằng một file sách nói, một tập tài liệu nào đó bổ ích cho công việc hằng ngày, cho cách ứng nhân xử thế, cho một thế giới bao la mà tìm hiểu chắc chắn chẳng lãng phí điều gì.

Nhiều lần như vậy, ta có thể có thói quen đọc. Liệu bạn có sẵn sàng bước qua những cám dỗ vô bổ để nghiêm túc đến cùng chữ "đọc" - có thể đã được định nghĩa theo xu thế mới?

Đề nghị số hóa nhiều tác phẩm văn học

Ngày 20-4, trong cuộc tọa đàm kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức, nhà văn Trầm Hương - phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM - đã thay mặt hội đề xuất số hóa những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vì đây là công trình lớn nếu tính theo quy mô cả nước, bà Trầm Hương xin khu biệt lại những nhà văn miền Nam mà trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định (nay là TP.HCM).

Đó là những nhà văn, nhà thơ tham gia hai cuộc kháng chiến có tác phẩm xứng tầm, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, những người có tác phẩm có sức tác động đến tình yêu dân tộc, đất nước...

Có thể kể ra như các nhà văn, nhà thơ Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo, Thu Bồn, Bảo Định Giang, Vũ Hạnh, Viễn Phương, Chim Trắng, Hoài Vũ, Chu Cẩm Phong, Lê Vĩnh Hòa, Dương Tử Giang...

"Hội Điện ảnh Việt Nam đã số hóa dần những thước phim tư liệu lịch sử quý báu để lại cho thế hệ sau thì Hội Nhà văn cũng cần đẩy mạnh công việc số hóa các tác phẩm của những anh hùng liệt sĩ đã dùng máu mình viết nên tác phẩm" - bà Trầm Hương nói.

Nghệ sĩ Hữu Châu, Hạnh Thúy, Mỹ Uyên... kể chuyện đọc sáchNghệ sĩ Hữu Châu, Hạnh Thúy, Mỹ Uyên... kể chuyện đọc sách

Nhiều nghệ sĩ duy trì thói quen đọc sách và xem đọc sách là việc quan trọng để bồi đắp cảm xúc, tâm hồn cho các nhân vật của mình.

Xem thêm: mth.72930410112403202-cod-gnas-nas-oc-nab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bạn có sẵn sàng 'đọc'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools