Hệ quả là các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới đã phải chi một khoản không nhỏ chi phí logistics, từ đó doanh thu và lợi nhuận bị bóp nghẹt.
Tuy nhiên, trong "nguy" có "cơ", việc đổi mới hệ thống logistics, ứng dụng nền tảng công nghệ sẽ là chìa khóa cho các doanh nghiệp bứt phá đi lên chiếm lĩnh thị phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ.
"Cuộc chơi sống còn"
Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2022, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL.
Trong đó, chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh, và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, Kuehne+Nagel, DSV, DB Schenker,…
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, hoạt động logistics đang dần lấy lại đà hoạt động bình thường, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước.
"Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam, chắc người đó sẽ thắng". Chủ tịch hội đồng quản trị Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài từng tuyên bố.
Cùng chung nhận định, đầu năm 2022, Masan Group thành lập Supra, chính thức bước chân vào dịch vụ logistics nội địa với mục tiêu ban đầu là phục vụ hệ sinh thái của tập đoàn, giúp người tiêu dùng và đối tác tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Người tiêu dùng "bỏ túi" 13% chi phí mua hàng
Năm 2022, Masan Group triển khai các sáng kiến bán lẻ trên toàn quốc, qua đó củng cố nền tảng hạ tầng cho người tiêu dùng đang tăng trưởng, bao gồm mô hình bán lẻ mới, chương trình hội viên, thanh toán số và nền tảng logistics.
Công ty Supra sau nhiều năm thai nghén, đã chính thức đi vào hoạt động. Theo thông tin đăng ký kinh doanh, Supra thành lập vào ngày 22-3-2022 với số vốn điều lệ 230 tỉ đồng.
Cổ đông sáng lập của Supra bao gồm Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp WinCommerce (WCM), sở hữu 99,996% cổ phần và 2 cá nhân sở hữu 0,004% cổ phần còn lại.
Với đặc thù khối lượng hàng hóa lớn, đa dạng chủng loại và tần suất đơn hàng ở mức cao, ngành bán lẻ yêu cầu một chuỗi cung ứng đặc thù và rất phức tạp.
Hệ thống "khủng" gần 3.500 cửa hàng, hơn 30 triệu lượt khách mua sắm mỗi tháng, hàng ngàn mặt hàng cần vận chuyển kịp thời đến 62/63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam, logistics là khâu vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của WinCommerce.
Supra đảm nhận cung ứng 45% lượng hàng hóa khô của WinCommerce, góp phần giảm 13% chi phí cung ứng trên mỗi sản phẩm của WCM trong năm đầu hoạt động, góp phần giảm giá bán lẻ hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, Supra lên kế hoạch cung ứng hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hàng hay tồn kho cao.
Quan trọng hơn, Supra giúp WinCommece kiểm soát tập trung chất lượng sản phẩm tại hệ thống kho DC, đảm bảo chất lượng hàng hóa đồng nhất và xuyên suốt trên toàn bộ hệ thống cửa hàng và siêu thị WinMart/WinMart+.
5.000 điểm bán trong năm 2023
Chương trình Hội viên WIN của Masan Group ra mắt vào năm 2022, đóng vai trò cốt lõi trong công cụ tiêu dùng "AI" (Artificial Intelligence) và "ML" 360 (Machine Learning).
Với chiến lược này, Masan ứng dụng công cụ trí thông minh nhân tạo vào hầu hết các khâu từ vận chuyển, cung cấp hàng, tối ưu hàng tồn kho và ngay cả dự báo trước số lượng hàng cần có sẵn tại bất cứ siêu thị nào thuộc hệ thống Winmart/ WinMart+.
Masan ứng dụng công cụ AI để dự báo số lượng hàng tại các siêu thị thuộc hệ thống Winmart/ WinMart+.
Cụ thể, Supra ứng dụng công cụ AI và ML để lên đơn hàng cho một số mặt hàng và đang mở rộng dần, thay vì chỉ dùng con người.
Thông qua cơ sở dữ liệu, công nghệ máy học nhận diện được các cửa hàng có lượng tiêu thụ hàng nhiều nhất, từ đó lên đơn vận chuyển, tính toán lộ trình giao hàng tối ưu giúp chi phí vận chuyển được tinh gọn nhất có thể.
Kể từ khi Công ty logistics Supra đi vào hoạt động, tỉ lệ hàng hóa sẵn có tại các siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+, WIN đã tăng từ 65% lên 80%. Nhờ đó, sẽ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn khi WCM mở rộng hệ thống, hướng đến mục tiêu mở 5.000 điểm bán và trải dài từ thành thị đến nông thôn trong năm 2023.
Sau khi huy động thành công 578 triệu USD trong vòng Series E, tại thị trường Việt Nam, đã đề ra chiến lược đầu tư nhằm củng cố hạ tầng và hệ thống công nghệ, đảm bảo chất lượng trong hoạt động vận hành.
Xem thêm: mth.40502135112403202-iohc-couc-iod-yaht-teyuq-ecremmocniw-scitsigol-oav-ia-aud/nv.ertiout