Thông tin trên là một trong những nội dung được phân tích trong Hội thảo Khoa học Quốc gia "Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2022: Ổn định và phát triển thị trường bất động sản" diễn ra sáng 21/4 tại Hà Nội.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều góc nhìn về những biến động của thị trường bất động sản, gây rủi ro chéo với thị trường tài chính và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung của đất nước; đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ, nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị CEO Group, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: "Chúng ta không thay đổi thể chế, các điều kiện pháp lý, hay các nguồn vốn đủ để cho người dân vay, các tiêu chí để người dân có thể mua được nhà ở xã hội, huy động các doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn cả nước tham gia vào thì tôi cho rằng cũng rất khó có được 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới".
Cơ chế chính sách, dòng vốn... đang là những điểm nghẽn chính cản trở sự phát triển của thị trường bất động sản. Ảnh minh họa.
"Để phát triển được thị trường bất động sản quan trọng nhất đó là nguồn vốn. Đặc biệt, hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước đang phải kiểm soát hoạt động đầu cơ trong thị trường bất động sản, như vậy nguồn vốn tín dụng gặp khó khăn, trong khi nguồn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp thì thị trường vẫn còn mất niềm tin. Nếu như không giải quyết được niềm tin thị trường để thúc đẩy lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp rõ ràng nguồn vốn đi vào khu vực bất động sản nói chung còn rất nhiều khó khăn. Điều đó làm ảnh hưởng và khả năng hồi phục rất là khó", GS.TS Tô Trung Thành - Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá.
Ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết: "Các chuyên gia đều dự báo kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có những điểm sáng về khả năng đầu tư công. Do vậy thị trường bất động sản cũng sẽ có những dấu hiệu khôi phục được, đặc biệt là những dự án đi theo công trình đầu tư công để mở ra các khu vực phát triển. Tất nhiên đánh tổng thể thì thị trường sẽ còn nhiều khó khăn, không bùng nổ trở lại được như những năm trước đây".
VTV.vn - Hàng loạt động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ hay động thái giảm lãi suất của các ngân hàng đã góp phần đẩy nhanh quá trình "rã đông" của thị trường bất động sản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.73661159112403202-nas-gnod-tab-gnourt-iht-auc-nehgn-meid/et-hnik/nv.vtv