Khả năng FED tăng lãi củng cố giá đồng USD đã khiến giá vàng giảm xuống quanh ngưỡng 1.986 USD/ounce trong phiên giao dịch hôm 21-4. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của đồng bạc xanh đã bị hạn chế sau khi dữ liệu của Mỹ được công bố hôm 20-4 làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế.
Ông Joseph Capurso, người đứng đầu bộ phận kinh tế quốc tế và bền vững tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (Úc), nhận định nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái vào khoảng giữa năm nay. Theo chuyên gia này, vấn đề đối với FED là lạm phát vẫn ở mức cao và họ có thể tăng lãi suất ít nhất một lần nữa.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Tokyo - Nhật Bản hồi tháng 3Ảnh: REUTERS
Cũng do ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế suy yếu của Mỹ và dự trữ xăng tăng lên, giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch hôm 21-4, khép lại một tuần giảm giá.
Ông Hiroyuki Kikukawa, Chủ tịch NS Trading - một bộ phận của Công ty Tài chính Nissan Securities (Nhật Bản), cho biết: "Tâm lý thị trường vẫn bi quan sau khi số liệu kinh tế suy yếu của Mỹ, cùng với kỳ vọng lãi suất tăng làm thị trường dấy lên lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể khiến nhu cầu dầu sụt giảm".
Theo dữ liệu kinh tế Mỹ hôm 20-4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần tăng vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động Mỹ bắt đầu có dấu hiệu chậm lại do tác động trễ của việc FED tăng lãi suất nhiều lần, qua đó làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu chậm lại.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Quốc gia Úc cho rằng FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều họp vào tuần đầu tiên của tháng 5 và họ cho rằng áp lực giảm giá dầu sẽ được duy trì đến thời điểm đó.
Tại châu Á, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc báo hiệu rằng họ có thể bắt đầu giảm dần một số biện pháp kích thích kinh tế được thực hiện trong thời kỳ đại dịch khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi và nhu cầu tín dụng tăng lên.
Xem thêm: nhc.593313051224032881-uad-yauq-dsu-aig-taus-ial-gnat-def-gnov-yk/nv.fefac