Bên cạnh đó, vốn FDI thực hiện (vốn giải ngân) đạt khoảng 5,85 tỉ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Đây cũng là tín hiệu tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu có nhiều xáo trộn khi nhiều quốc gia phát triển - nơi xuất khẩu vốn đầu tư FDI quyết định áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% với các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu toàn cầu trên 750 triệu euro vào cuối năm nay.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20-4 cả nước có 37.065 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 445,9 tỉ USD.
Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 279,8 tỉ USD, bằng gần 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Và tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước thu hút được 750 dự án vốn FDI đăng ký đầu tư mới, tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 4,1 tỉ USD.
Số dự án FDI điều chỉnh vốn đầu tư là 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 1,66 tỉ USD.
Bên cạnh đó, có 1.044 giao dịch góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỉ USD.
Trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5,1 tỉ USD, chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành tài chính, ngân hàng đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỉ USD, chiếm hơn 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ ba với số vốn đăng ký gần 972 triệu USD.
Có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỉ USD; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2 tỉ USD; Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 752 triệu USD.
Nhưng nếu xét về số dự án thì Hàn Quốc dẫn đầu cả nước về số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn.
Xét theo địa bàn đầu tư, trong 4 tháng các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 46 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký hơn 1,1 tỉ USD. Bắc Giang xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1 tỉ USD, tiếp theo lần lượt là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Nếu xét về số dự án, TP.HCM vẫn là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án FDI đăng ký mới và số lượt dự án điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần.
Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 3 tháng qua giảm mạnh so với 2 năm trước, nhưng vốn thực hiện có giảm mạnh không? Cụ thể vốn đang phân bổ theo các địa bàn, chảy vào các lĩnh vực thế nào?
Xem thêm: mth.294323142403202-man-uad-gnaht-4-gnort-man-teiv-oav-ut-uad-idf-nov-dsu-it-9-8-nag/nv.ertiout