vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao SIM được chuẩn hóa, cuộc gọi và tin “rác” vẫn nhiều?

2023-04-26 13:05

Người dùng vẫn liên tục bị quấy nhiễu 

Chị Nguyên (quận Bình Tân, TPHCM) đã chuẩn hóa thông tin thuê bao theo yêu cầu của nhà mạng nhưng các ngày 15/3, 16/3, chị vẫn bị nhắn tin mời đánh bạc trực tuyến. Từ ngày 27/3 đến nay, chị tiếp tục nhận tin nhắn tự xưng là nhân viên của mạng xã hội TikTok, Facebook tuyển dụng việc làm. 

“Đó là chưa kể, ngày nào tôi cũng nhận vài cuộc gọi mời đầu tư chứng khoán, mời vay vốn, mời dự lễ tri ân của công ty bất động sản, mời tham gia khảo sát của các sàn thương mại điện tử, đăng nhập vào các đường dẫn (link) lừa đảo” - chị Nguyên nói. 

Nhà mạng đang  chuẩn hóa thông tin để quản lý SIM “rác” nhưng số cuộc gọi và tin nhắn “rác” hầu như không giảm (trong ảnh: Khách hàng làm thủ tục đăng ký thuê bao ở  cửa hàng MobiFone trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM)  - ẢNH: THANH HOA
Nhà mạng đang chuẩn hóa thông tin để quản lý SIM “rác” nhưng số cuộc gọi và tin nhắn “rác” hầu như không giảm (trong ảnh: Khách hàng làm thủ tục đăng ký thuê bao ở cửa hàng MobiFone trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM) - Ảnh: Thanh Hoa

Chị Nguyễn Thị Hoàng - ở quận 3, TPHCM, đang dùng thuê bao của mạng Viettel - kể, ngày 23/4, chị nhận được cuộc gọi có tên thuê bao là FlashAI, Service NNP - cuộc gọi cài đặt dịch vụ định danh thương hiệu (voice brandname) - tự nhận là người của sàn thương mại điện tử Shopee tặng quà tri ân, sau đó yêu cầu chị đăng nhập vào đường link được gửi qua tin nhắn. Do biết đây là trò lừa đảo nên chị từ chối. 

Rất nhiều độc giả khác cũng cho biết tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn quấy nhiễu hiện chưa thấy giảm. 

Các nhà mạng thực hiện chưa nghiêm 

Lý giải việc vẫn còn nhiều cuộc gọi và tin nhắn “rác”, đại diện các nhà mạng cho rằng, có thể những cuộc gọi này bắt nguồn từ SIM đã được đăng ký chính chủ, có thông tin trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên SIM này vẫn hoạt động (không bị khóa). 

Theo một cán bộ thuộc nhà mạng VinaPhone, một số đơn vị sử dụng các thuê bao của nhà mạng để chăm sóc khách hàng, quảng cáo. Pháp luật không cấm các dịch vụ quảng cáo qua thuê bao di động nên các nhà mạng không thể quản lý nội dung cuộc gọi. Nếu nhận được tin nhắn “rác”, khách hàng có thể bấm nút “báo cáo tin rác”; nếu nhận được cuộc gọi “rác”, khách hàng có thể soạn tin nhắn theo quy định của từng nhà mạng rồi gửi tới đầu số 5656 để báo cáo. 

Ông Ngô Tấn Vũ Khanh - Giám đốc phát triển Kaspersky Lab Việt Nam - đánh giá, việc các nhà mạng chưa mạnh tay dẹp bỏ SIM “rác” là do các SIM này mang đến cho nhà mạng nguồn thu rất lớn: cước phí cuộc gọi là 1.200 đồng/phút, tin nhắn là 300 đồng/tin. Ngoài ra, còn do nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa hễ cần SIM là ra cửa hàng điện thoại mua SIM đã kích hoạt sẵn, vô tình tiếp tay cho SIM “rác”. 

Theo ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm Đào tạo an ninh mạng Athena - từ năm 2021, các nhà mạng đã thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao chứ không phải bây giờ mới thực hiện. Đã có nhiều quy định, giải pháp công nghệ để chống SIM “rác” nhưng đến nay, SIM “rác” vẫn đầy rẫy, khách ngồi ở nhà vẫn đặt mua được SIM “rác” trên các sàn thương mại điện tử với giá chỉ vài chục ngàn đồng/cái mà không cần đăng ký thông tin cá nhân. Do đó, gốc rễ của vấn đề là tình trạng quản lý nguồn SIM mới của các nhà mạng còn lỏng lẻo, dễ dãi. 

Theo quy định hiện hành, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông bán SIM đã kích hoạt sẵn sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Ông Võ Đỗ Thắng cho rằng, mức xử phạt này vẫn quá nhẹ, cần có mức phạt nặng hơn: “Nên quy định cấm kinh doanh đối với điểm kinh doanh bị phát hiện bán SIM “rác” từ lần thứ ba trở lên; cấm phát hành SIM mới trong 3-6 tháng đối với nhà mạng phát hành SIM rác, bên cạnh phạt tiền. Có như vậy, nhà mạng và điểm kinh doanh SIM mới nghiêm túc thực hiện”. 

Trong tháng 3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định và SIM sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xử phạt các doanh nghiệp viễn thông và 39 điểm ủy quyền 3 tỉ đồng. Đầu tháng 4/2023, bộ đã đề nghị các trung tâm, chi nhánh viễn thông di động cung cấp dữ liệu tổ chức, doanh nghiệp đăng ký sử dụng số lượng SIM lớn (50 SIM trở lên) và cá nhân đăng ký sử dụng 20 SIM trở lên. Nếu phát hiện nơi nào sai phạm, bộ sẽ xem xét và có thể đình chỉ việc phát hành thuê bao mới trong 3-6 tháng.

Thanh Hoa

Xem thêm: lmth.2630941a-ueihn-nav-car-nit-av-iog-couc-aoh-nauhc-coud-mis-oas-iv/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Vì sao SIM được chuẩn hóa, cuộc gọi và tin “rác” vẫn nhiều? ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools