vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường hoạt động giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng

2023-04-26 15:02

Ngày 21/4, tại Đà Nẵng, NHNN, VNBA phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức hội thảo với chủ đề “Hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Hội thảo có sự tham dự và chỉ đạo của: ông Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao; ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc VKSNDTC, NHNN, đại diện Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế (Quốc hội), Tòa án Nhân dân tối cao và một số bộ, ngành.

Về phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) có: TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký; cùng đại diện CLB Pháp chế, CLB Xử lý nợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) là hội viên…

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA chia sẻ, cùng với sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, theo đó tranh chấp hợp đồng tín dụng ngày càng phát sinh nhiều, với diễn biến phức tạp cả về tính chất, quy mô. Để giải quyết hiệu quả tranh chấp hợp đồng tín dụng, các tổ chức tín dụng chủ yếu lựa chọn biện pháp tố tụng thông qua Tòa án.

image

TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký VNBA

Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã phối hợp với Tòa án Nhân dân các cấp về cơ bản giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng đúng pháp luật, kịp thời; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Sự phối hợp tốt giữa Viện Kiểm sát và Tòa án cũng như giữa kiểm sát viên và thẩm phán đã góp phần hạn chế được nhiều sai sót trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các tổ chức tín dụng hội viên phản ánh quá trình giải quyết tranh chấp về tín dụng tại Tòa án liên quan Viện Kiểm sát còn phát sinh một số vướng mắc, bất cập do khác biệt về nhận thức và cách thức áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, nội dung hội thảo lần này nhằm góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hội viên có cơ hội trao đổi, thảo luận với các cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ tại các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó thống nhất quan điểm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ngân hàng.

image

Tham luận tại hội nghị, ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN cho biết, công tác phối hợp hoàn thiện thể chế giữa hai cơ quan đã được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN cũng sẽ tiếp tục phối hợp với VKSND các cấp trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án tín dụng ngân hàng liên quan đến các khoản nợ xấu phát sinh theo Nghị Quyết 42, đặc biệt các bản án liên quan đến các NHTM có vốn nhà nước, NHTM được kiểm soát đặc biệt đang trong quá trình xây dựng phương án tái cơ cấu, góp phần thu hồi nợ xấu cho các TCTD. 

Phó Vụ trưởng Vụ 10 (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) Đoàn Văn Thắng cũng cho hay, những năm gần đây, vụ án kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực “tranh chấp hợp đồng tín dụng” xảy ra ngày càng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ án kinh doanh, thương mại. Với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp, giá trị tài sản tranh chấp lớn, việc thu hồi vốn, lãi, xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.

“Bởi vậy, NHNN cần tăng cường phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát trong việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, ký quy chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, cung cấp, phối hợp giải quyết những vấn đề còn có nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, UBND các cấp, tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án,… trong việc cung cấp thông tin, quản lý chặt chẽ về tình trạng pháp lý đối với tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm”, ông Đoàn Văn Thắng nêu khuyến nghị.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, NHNN sẽ chỉ đạo VNBA, các đơn vị thuộc NHNN nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lưu ý, phản ánh và kiến nghị của ngành kiểm sát trong hoạt động của Ngành thời gian tới, chỉ đạo các tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng để tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ của 2 ngành nói riêng và công tác xét xử giải quyết tranh chấp các vụ án tín dụng ngân hàng nói chung, giúp cho ngành Ngân hàng ngày càng phát triển ổn định.

AL

Xem thêm: 722865VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Tăng cường hoạt động giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools