Hầu hết các chớp sóng vô tuyến (FRB) kéo dài chỉ trong một phần nghìn giây, một số trường hợp hiếm gặp chớp sóng vô tuyến được tìm thấy lặp lại.
Các chớp sóng vô tuyến này do kính viễn vọng vô tuyến giao thoa kế tại Đài quan sát vật lý thiên văn vô tuyến Dominion (CHIME - bang British Columbia, Canada) phát hiện. Cho đến nay, nó đã ghi nhận hơn 1.000 chớp sóng vô tuyến.
Bằng cách sử dụng một thuật toán mới, các nhà nghiên cứu tại CHIME và Đại học Toronto, Canada đã tìm thấy thêm 25 chớp sóng vô tuyến mới.
Trong số hơn 1.000 chớp sóng vô tuyến được phát hiện cho đến nay, có 29 chớp sóng vô tuyến được xác định là lặp lại trong tự nhiên. Hơn nữa, hầu như tất cả các chớp sóng vô tuyến lặp lại đều được phát hiện là lặp lại theo những cách bất thường.
Ngoại lệ duy nhất là chớp sóng vô tuyến 180916, được các nhà nghiên cứu tại CHIME phát hiện vào năm 2018 (và được báo cáo vào năm 2020), có chu kỳ 16,35 ngày một lần.
Đến nay vẫn chưa có lý thuyết hoặc mô hình đề xuất nào có thể giải thích đầy đủ nguồn gốc chớp sóng vô tuyến.
Một số ý kiến cho là do các sao neutron và lỗ đen gây ra, một số khác lại nghĩ do các sao xung và sao từ, GRB (vụ nổ tia gamma) và thậm chí là tín hiệu liên lạc của người ngoài Trái đất.
Trong những năm tới, các kính viễn vọng vô tuyến thế hệ tiếp theo sẽ đi vào hoạt động, các nhà nghiên cứu hy vọng họ sẽ có điều kiện phát hiện thêm những điều mới mẻ về chớp sóng vô tuyến.
Theo dự kiến, Đài thiên văn mảng km vuông (SKAO), dự kiến sẽ thu được ánh sáng đầu tiên vào năm 2027. Nằm ở Úc, kính viễn vọng 128 đĩa này sẽ được hợp nhất với mảng MeerKAT ở Nam Phi để tạo ra kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới.
Kính "chuyên" săn chớp sóng vô tuyến
CHIME được các nhà thiên văn học và vật lý thiên văn đến từ Canada, Mỹ, Úc, Đài Loan và Ấn Độ cùng các cơ quan, học viện thiên văn trên thế giới cộng tác.
CHIME được thiết kế để phục vụ dự án phát hiện bước sóng ánh sáng mà hydro trung tính hấp thụ và phát ra, được gọi là vạch hydro 21cm. Tuy nhiên, nó lại chứng minh là kính thiên văn khá lý tưởng để nghiên cứu chớp sóng vô tuyến, nhờ trường quan sát rộng và dải tần số mà nó bao phủ (400 đến 800 MHz).
TTO - Các nhà khoa học tại Đại học công nghệ Delft, Hà Lan vừa thành công trong việc tạo ra một mạch lượng tử cho phép họ nghe được tín hiệu vô tuyến yếu nhất nhờ vào các cơ học lượng tử.