vĐồng tin tức tài chính 365

The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế

2023-04-29 08:04
The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Một tuần sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phát biểu: "Giá trị của đồng rúp giảm mạnh, thị trường chứng khoán Nga đóng cửa do lo ngại dòng vốn tháo chạy, lãi suất tăng gấp đôi, xếp hạng tín dụng của Nga đã bị ảnh hưởng."

The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

The Economist nhận định, Mỹ rõ ràng đã kỳ vọng rằng, những hậu quả to lớn mà họ và các đồng minh áp đặt lên Nga có thể cản trở nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, 1 năm sau đó, bất chấp việc Mỹ và phương Tây liên tục thắt chặt các biện pháp trừng phạt, kinh tế Nga được cho là đã phục hồi.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm nay - ngang bằng với Pháp. Kỳ vọng rằng kinh tế của Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của Mỹ và phương Tây đã không thành hiện thực.

The Economist chỉ ra, nền kinh tế Nga đã đạt được 3 kỳ tích trong vòng 14 tháng qua. Moscow đã tìm ra nhiều cách để đối phó lại hàng loạt các lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh. Đồng thời không làm ảnh hưởng mạnh tới mức sống của người dân.

Nga đang phải đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từng được áp dụng đối với một nước lớn, bao gồm các biện pháp đánh vào cả các cá nhân, giao dịch tài chính, các thực thể và các loại hàng hóa,...

Tuy nhiên, tờ The Economist nhận định, những biện pháp đánh vào kinh tế Nga đã đạt được kết quả không mong đợi bởi trong các trừng phạt xuất hiện những lỗ hổng và vì Nga đã tìm ra cách vượt qua những hạn chế.

Các biện pháp tài chính

Một số biện pháp nhắm vào giới tài phiệt Nga và những người thân cận Tổng thống Nga Putin. Công ty dữ liệu World-Check ước tính rằng 2215 cá nhân có quan hệ mật thiết với chính phủ Nga hiện giờ đã không thể di chuyển tới một số nước phương Tây hoặc tiếp cận tài sản của họ ở phương Tây.

Tuy nhiên, hầu hết giới tài phiệt Nga vẫn có cách làm ăn. Các chính phủ nước ngoài đã đóng băng tài sản tư nhân trị giá khoảng 100 tỷ USD của Nga, nhưng con số này chỉ khoảng 1/4 số tiền mà các gia đình Nga có ở nước ngoài.

The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế - Ảnh 3.

Dilbar, du thuyền thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Alisher Usmanov, vừa bị chính quyền Berlin tịch thu khi đang sửa chữa ở Hamburg (Đức). Ảnh: Reuters

Các biện pháp trừng phạt tài chính cũng mang lại tác dụng hạn chế. 10 ngân hàng Nga bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Gần hai phần ba hệ thống ngân hàng Nga không thể xử lý các giao dịch bằng đồng euro hoặc USD.

Tuy nhiên, các nước phương Tây đã không cắt hoàn toàn giao dịch với các ngân hàng của Nga vì họ cần phải trả tiền cho dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Gazprombank, nơi xử lý các khoản thanh toán này, vẫn là thành viên của SWIFT. Đồng thời, những đường ống tài chính mới đang được xây dựng để thay thế phương Tây.

Về vấn đề xuất - nhập khẩu

Việc hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng hóa sang Nga cũng không đạt được kì vọng. Năm ngoái, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga đã giảm 25%. Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục nhập khẩu nhiều gần bằng trước chiến sự Ukraine.

Các đối tác thương mại mới đã xuất hiện để thay thế phương Tây. Hàng hóa Trung Quốc hiện bán sang Nga gấp đôi so với năm 2019. Nhập khẩu “song song” - từ phương Tây sang Nga thông qua một nước thứ ba tăng vọt.

Mặc dù vậy, kinh tế Nga vẫn gặp một số hạn chế như: chi phí vận chuyển tới Bắc Kinh cao hơn tới Brussels, điều này khiến giá sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn; nhiều hàng hóa do Nga sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đang bị ảnh hưởng.

Điển hình, ngành xe hơi của nước này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chất bán dẫn nhập khẩu. Sản xuất đã giảm 70% trong tháng 1-tháng 2 so với cùng kỳ năm trước.

The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế - Ảnh 4.

Ảnh: Tass

Tác động của các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu của Nga đã lớn hơn - nhưng các nước phương Tây luôn tránh đưa ra các biện pháp trừng phạt quá nghiêm khắc vì sợ đẩy giá năng lượng cho người tiêu dùng tới mức quá cao.

Nhập khẩu khí đốt từ Nga của EU giảm đáng kể, tuy nhiên với mức chiết khấu cao, nhiều khách hàng châu Á lại sẵn lòng mua những sản phẩm năng lượng mà châu Âu từ chối. Vào tháng 3, gần 90% tổng xuất khẩu dầu thô của Nga là sang Trung Quốc và Ấn Độ, theo ước tính của công ty phân tích hàng hóa Kpler.

Đảm bảo mức sống người dân

Thành tựu kinh tế lớn của Nga là duy trì mức sống cho người dân. Năm ngoái, Moscow đã chi thêm 3% GDP để kích thích nền kinh tế thông qua các hình thức: viện trợ kinh tế, tài trợ cho các công ty, các khoản vay trợ cấp, đầu tư chung,...

Vào năm 2022, tỷ lệ thất bại trong kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong bảy năm. Lương trung bình tại các công ty vừa và lớn tăng nhẹ ngay cả sau khi tính đến lạm phát.

The Economist nhận xét, nhìn chung, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi. GDP thực tế chỉ giảm 2-3% trong năm ngoái - ít hơn nhiều so với mức giảm 10-15% mà nhiều nhà kinh tế đã dự đoán. Ngân hàng Goldman Sachs tính toán rằng Nga đã thoát khỏi suy thoái một năm trước. Hầu hết các nhà dự báo tin nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng năm nay.

Xem thêm: nhc.328236060924032881-et-hnik-hcit-yk-3-ar-oat-agn-yat-gnouhp-av-ym-auc-teihgn-cahk-tahp-gnurt-hnel-cac-oad-ahp-cum-naogn-tsimonoce-eht/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“The Economist: Ngoạn mục "phá đảo" các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ và phương Tây, Nga tạo ra 3 kỳ tích kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools