Nghĩa cử của người Khmer gốc Việt
Không giống như sân Olympic – nơi tổ chức bảng A môn bóng đá, sân Visakha dành cho các đội bảng B nằm ở khu ngoại ô khá hoang vắng ở Phnom Penh. Vì vậy thật không dễ để người hâm mộ tìm được những địa điểm bán khăn, cờ cổ vũ và cả nước uống.
Biết được khó khăn đó, nhiều người Khmer gốc Việt sinh sống gần đây đã đến và cung cấp nhiều vật dụng miễn phí cho cổ động viên các nước.
Cầm trên tay lá cờ đỏ sao vàng, anh Điệp, một người Việt đã sang Campuchia sinh sống khoảng 20 năm qua tươi cười dán lên tay, trán người hâm mộ những miếng sticker in hình quốc kỳ Thái Lan. Hành động của anh khiến nhiều người Thái phải ngạc nhiên.
Trong khi đó, Seok Li, một người Khmer gốc Việt thì huy động cả nhóm bạn của mình đến phát khăn lạnh, nước và cả mũ cho người hâm mộ. Bất kỳ ai đến sân, chỉ cần đi qua nhóm của anh Li đều nhận được trọn bộ các vật dụng phù hợp để chống chọi với cái nắng gắt của Phnom Penh.
Chia sẻ về hành động của mình, anh Seok Li nói: "Thời tiết Phnom Penh mấy ngày nay rất nắng. Tôi biết nhiều du khách không quen sẽ dễ bị sốc nhiệt. Mình là người bản địa thì nên giúp đỡ mọi người".
So với 2 kỳ SEA Games gần nhất, chiều cao của các cầu thủ U22 Việt Nam không tốt bằng và có thể trở thành nỗi lo ở các tình huống bóng bổng ở SEA Games 32.
Xem thêm: mth.69584136103403202-coun-cac-neiv-gnod-oc-ohc-oc-nahk-tahp-teiv-cog-remhk-iougn/nv.ertiout