vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành xi măng mong chờ trở lại "đường đua" tăng trưởng

2024-04-03 09:40

Quý I/2024, xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục giảm

Ngay quý đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục lao dốc, với sản lượng 7,9 triệu tấn, trị giá 298 triệu USD, bằng với sản lượng cùng kỳ năm trước nhưng sụt giảm 11,3% về trị giá.

Báo Đầu Tư dẫn nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, quý đầu năm 2024, toàn ngành xi măng xuất khẩu khoảng 7,9 triệu tấn sản phẩm, thu về 298 triệu USD, sản lượng bằng với cùng kỳ năm trước nhưng trị giá giảm 11,7%.

Đáng nói, đà giảm xuất khẩu của mặt hàng này đã kéo dài sang năm thứ 3.

Đặc biệt năm ngoái, xuất khẩu của ngành đã lao dốc mạnh do nhiều thị trường chủ lực như Trung Quốc, Băngladesh... giảm mua xi măng, clinker từ Việt Nam.

Lũy kế cả năm 2023, ngành xi măng xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, và giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

So với kỷ lục xuất khẩu gần 46 triệu tấn của năm 2021, ngành xi măng chưa biết khi nào quay trở lại ngưỡng này.

Sở dĩ xuất khẩu quý I/2024 giảm mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa kể, giá xuất khẩu cũng theo chiều giảm nhẹ, tiếp đà giảm của năm trước. Ngoài ra, thị trường Phillipiness vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam).

Chưa kể, giá xuất khẩu xi măng, clinker vẫn duy trì ở mức thấp, kéo dài suốt từ cuối năm 2022 đến nay. Theo các doanh nghiệp, giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ.

Tiêu dùng & Dư luận - Ngành xi măng mong chờ trở lại 'đường đua' tăng trưởng

Ảnh minh họa.

Ngành xi măng kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại “đường băng” tăng trưởng

Dự báo năm 2024, sản lượng xi măng trong nước sẽ tiếp tục trong cảnh cung vượt cầu, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ khoảng 60-62 triệu tấn, do đó, kênh xuất khẩu vẫn được các doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm giải quyết được sản lượng khoảng 30 triệu tấn.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) dự báo xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi..

Năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế Việt Nam vừa có những thuận lợi, vừa tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong, theo đó, với nội tại ngành xi măng, Vicem dự báo tiêu thụ nội địa khó có sự tăng trưởng cao.

Trước những biến động trên, dự báo quý II/2024, kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi. Ngoài ra, các dự án đầu tư công lớn (như Sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc ở miền Trung và miền Nam) có thể bù đắp nhu cầu yếu trong năm 2024.

Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2023, cả nước sản xuất và tiêu thụ gần 88,6 triệu tấn xi măng và clinker, đạt gần 79% năng lực sản xuất của 83 dây chuyền, khoảng 70% năng lực thực tế. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 đạt 57,083 triệu tấn, bằng 84,3% tiêu thụ nội địa năm 2022. Trong đó, có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động, nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho, phải dừng lò vì dư thừa công suất lần đầu xảy ra trong lịch sử ngành xi măng.

Theo các nhà sản xuất, thị trường xi măng cả trong nước lẫn xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn. Đối với kênh xuất khẩu, sở dĩ sản lượng giảm mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Bên cạnh đó, cạnh tranh xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam khốc liệt hơn do Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mua nhiều xi măng nước ta, điển hình là Phillipiness, Bangladesh. Tại Phillipiness, nước này vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam), cộng với cạnh tranh dư thừa tại Trung Đông và Đông Nam Á...Ngoài ra, giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ, chưa kể doanh nghiệp xuất khẩu clinker trong nước phải chịu thuế 10% từ 1/1/2023.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với báo Công Thương, PGS. TS Lương Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam chỉ ra, yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, mặc dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giai đoạn này, ngành chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ xi măng của nền kinh tế trong nước kém; giá điện, than và các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất đều tăng, có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần; năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5%...

Trước những biến động của thị trường, ngành xi măng đang đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công bởi từ những tháng cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, Chính phủ đã và đang quyết liệt đưa ra nhiều chỉ đạo thúc đẩy đầu tư công, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai, cùng việc thông qua quy hoạch nhiều dự án hạ tầng công nghiệp, đô thị.

Về xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường, chuyển hướng sang các thị trường như Mỹ, Australia, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và phát huy tiềm năng của ngành với tổng công suất thiết kế có thể lên tới 120 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, một số nước nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại. Trong đó, Philippines là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhưng lại tiếp tục áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Hơn nữa, châu Âu là thị trường khó tính với việc thực hiện cơ chế giảm phát thải carbon. Vì thế, việc mở rộng thị trường là cần thiết dù sản lượng chưa nhiều, nên các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại. Tín hiệu tích cực là một số doanh nghiệp đã có những đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ - thị trường có tiêu chuẩn cao và khó tính.

Những dự báo nêu trên sẽ tiếp thêm niềm tin cho các doanh nghiệp xi măng và thép trở lại “đường băng” tăng trưởng trong năm nay dù cho vẫn còn không ít khó khăn, thách thức ở phía trước. Và điều quan trọng để tránh tiếp tục sa sút lợi nhuận hoặc thua lỗ đòi hỏi các doanh nghiệp ở những ngành hàng này có những giải pháp hiệu quả hơn nữa để kéo giảm các loại chi phí.

Xuất khẩu clinker và xi măng thu về hơn 1,32 tỷ USD trong năm 2023

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt hơn 2,53 triệu tấn, thu về gần 98 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 11/2023.

Lũy kế cả năm 2023, nước ta xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ.

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.041756a-gnourt-gnat-aud-gnoud-ial-ort-ohc-gnom-gnam-ix-hnagn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành xi măng mong chờ trở lại "đường đua" tăng trưởng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools