vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ quan nào sẽ xác nhận dự án xanh?

2024-04-03 15:45

nợ tín dụng xanh còn khiêm tốn

Tại Hội thảo "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách" sáng 3/4, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước thông tin, trong 7 năm qua (2017-2023), dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm.

Đến 31/12/2023, đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỉ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỉ trọng gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%).

Tài chính - Ngân hàng - Cơ quan nào sẽ xác nhận dự án xanh?

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Trọng Hiếu).

 

Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh hiện nay còn gặp một số khó khăn. Trong đó còn thiếu danh mục phân loại xanh là căn cứ để NHNN đánh giá được hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, là cơ sở quan trọng để các TCTD xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp.

Mặc dù, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN xây dựng được một hướng dẫn thống kê về tín dụng theo phân loại xanh. Tuy nhiên hướng dẫn về 12 ngành xanh do NHNN ban hành từ năm 2017, chưa phải là danh mục phân loại xanh quốc gia và chưa có sự thống nhất về việc phân loại lĩnh vực xanh của các bộ, ngành khác. Từ đó dẫn tới chưa đảm bảo xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh của ngành ngân hàng cho nền kinh tế nên tỉ trọng tín dụng xanh mới chiếm 4,5% dư nợ nền kinh tế”, bà Tùng nói.

Bổ sung thêm về khó khăn đối với tín dụng xanh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho biết, việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể (gồm cả thuế, phí, vốn ưu đãi…) liên quan đến việc triển khai tài chính xanh, tài chính bền vững;

Với trái phiếu xanh, còn thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng (thông tin, tiêu chí về dự án xanh); cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn …; Khung pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin, nền tảng nhà đầu tư…trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện; chưa có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành và đầu tư trái phiếu xanh.

Với cổ phiếu xanh, các công ty niêm yết chưa có sự chủ động đưa ESG vào định hướng kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện hiện tượng lợi dụng nhãn mác xanh nhưng không thực sự vì môi trường.

Nên thông qua tổ chức độc lập để xác định phân loại xanh

Đồng quan điểm với bà Tùng và ông Lực, PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT nhấn mạnh việc ban hành danh mục phân loại xanh là bức thiết.

Ông Thọ chỉ ra, hiện nay Việt Nam đang có 9 nhóm ngành, cần dựa theo đó để xác định tổ chức đưa ra chứng nhận cho các đơn vị để xác định phân loại xanh.

Hiện tại có 3 đề xuất tổ chức xác nhận phân loại xanh. Phương án 1 là thông qua tổ chức độc lập - hiện được các tổ chức quốc tế, NHNN, Bộ Tài chính ủng hộ.

Tài chính - Ngân hàng - Cơ quan nào sẽ xác nhận dự án xanh? (Hình 2).

PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT phát biểu tại hội thảo.

Phương án 2 là thông qua cơ quan quản lý Nhà nước. Chúng tôi đề xuất dự thảo các dự án đánh giá tác động môi trường, thì sẽ giao Sở TN&MT các địa phương xác định. Với các dự án 1 tỉnh, liên tỉnh, thì giao các đơn vị thuộc Bộ TN&MT. Với các dự án không cần đánh giá, giao Phòng TN&MT với các dự án trong 1 quận huyện, và Sở TN&MT với dự án thuộc nhiều hơn 1 quận huyện. 2 phương án đầu tiên thì dùng cơ quan chức năng, đơn vị độc lập.

Phương án thứ 3 là dùng các TCTD trực tiếp trong quá trình thẩm định các dự án tín dụng. Thông qua các nội dung trên, đã có những vướng mắc lớn nhất về trình dự thảo phân loại xanh. Theo đó, tập quán chung trên thế giới là dùng các tổ chức độc lập.

"Hiện việc thẩm định dự án đi kèm thẩm định dự án xanh, các ngân hàng thương mại đang thực hiện theo hướng dẫn NHNN. Nhưng cũng có thể dẫn đến việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi", vì vậy mong có tổ chức độc lập” – ông Thọ nêu quan điểm.

Đóng góp ý kiến về vấn đề lựa chọn tổ chức thẩm định dự án xanh, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng nên thuê tư vấn độc lập đồng thời xây dựng cơ chế thẩm định mạch lạc gồm đơn vị tư vấn định giá đất và hội đồng thẩm định.

TS. Nguyễn Thanh Hải, đại diện GIZ nêu quan điểm: "Điều vướng mắc để một tổ chức đánh giá độc lập giữ uy tín thì phải có giám sát, kiểm tra, đăng ký với một cơ quan thuộc Nhà nước để tuân thủ tiêu chí. Đó là tiêu chí môi trường, tiêu chí quản lý dòng vốn… Tuy nhiên, trước hết là danh mục phân loại xanh cần được bàn hành trước, ban hành sớm và nên theo thông lệ quốc tế và để đảm bảo chuẩn mực".

Xem thêm: lmth.362756a-hnax-cum-hnad-ueiht-gnad-man-teiv-iat-hnax-gnud-nit/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ quan nào sẽ xác nhận dự án xanh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools