vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

2024-04-06 08:27

Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn
Theo thông tin trên Công thương, năm 2023 được đánh giá là một năm tương đối thành công của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn FDI đăng ký mới, vốn đăng ký tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân trong năm cũng tăng mạnh ở mức kỷ lục, đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.

Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, năm 2023, Việt Nam thu hút hàng loạt dự án FDI chất lượng cao như: Dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip…

Kinh tế - Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Năm 2023, Việt Nam thu hút hàng loạt dự án FDI chất lượng cao

Đánh giá cao về môi trường đầu tư Việt Nam, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG nhận định: Chúng tôi thấy Việt Nam là một thị trường có tiềm năng lớn. Việt Nam có dân số trẻ, tràn đầy năng lượng và lực lượng lao động chất lượng tốt…

“Điều này giúp Việt Nam trở thành trung tâm kết nối với Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á. Việt Nam có một nền chính trị ổn định trong một thời gian dài. Điều này giúp các công ty có thể ổn định việc kinh doanh” - ông Roongrote Rangsiyopash cho biết thêm.

Cũng đánh giá cao về môi trường đầu tư Việt Nam, bà Jo Eunjin, Phó Giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại-đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) văn phòng Hà Nội cho rằng: Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã trở lại thời điểm trước dịch Covid 19 và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giải pháp giúp Việt Nam tăng cường thu hút FDI
Mặc dù được coi là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 mà Việt Nam phải đối mặt còn rất lớn. Cụ thể, trên thế giới, xung đột chính trị thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và khó lường. Mặt khác, lạm phát toàn cầu vẫn được dự báo ở mức cao 5,8%, thậm chí cao hơn mức 5,2% của năm 2023.

Cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng khốc liệt, một số nước từ khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia với nguồn lực tốt hơn, giảm thuế hoặc hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, khẳng định vị trí của mình trong bản đồ đầu tư nước ngoài...

Từ những thách thức trên, giải pháp Việt Nam cần phải thực hiện để thu hút FDI trong bối cảnh hiện nay, bao gồm: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách thu hút FDI phù hợp với xu hướng đầu tư toàn cầu, trong đó đặc biệt quan tâm đến các ngành, lĩnh vực có khả năng đóng góp cho quá trình xanh hóa nền kinh tế, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số như: Năng lượng tái tạo, xử lý rác thải, phát triển đô thị xanh, nông nghiệp sạch, nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là khâu thực thi các thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đầu tư như: Đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, hải quan...

Cùng với đó, để đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Việt Nam cũng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế đột phá liên quan đến các chính sách về tài chính, chứng khoán, tiền tệ. Tập trung xây dựng và hoàn thiện đề án Trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để tạo động lực đột phá và phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế - Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (Hình 2).

Thu hút FDI năm 2024 được dự báo đối mặt với không ít thách thức

Hàng tỷ USD đang chờ thời
Theo thông tin trên báo Đầu tư, “Gã khổng lồ” Trung Quốc là Victory Giant Technology đang xúc tiến kế hoạch đầu tư một dự án lớn tại Việt Nam. Trung tuần tháng 3/2024, khi đoàn công tác của tỉnh Bắc Ninh đi xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc và đến “thủ phủ” của Victory Giant Technology, thỏa thuận cho thuê đất đã được ký. Dự kiến, tập đoàn này sẽ mở một nhà máy chuyên sản xuất bảng mạch PCB, với vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 2. Nếu mọi việc thuận lợi, nhà máy sẽ sớm được triển khai để có thể đi vào hoạt động trong năm tới.

Trong khi đó, ngay sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024, được tổ chức vào cuối tháng 3, Bình Định đã đón tiếp nhiều tỷ phú của thế giới đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong số này có tỷ phú Peter Palanugool, Chủ tịch Bangkok Assay Office - tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu của Thái Lan.

Tại hội nghị trên, có tới 10 biên bản ghi nhớ tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư tại Bình Định đã được trao cho Bangkok Assay Office. Trong đó có các dự án liên quan đến chế biến vàng từ rác điện tử, nhà máy sản xuất container, cảng tổng hợp chuyên dùng Phù Mỹ…

Tỷ phú Cyril Dissescou, Giám đốc điều hành Tập đoàn Nexif Ratch Energy SE Asia Pte., Ltd (Singapore) quan tâm đến việc xây dựng một nhà máy điện gió tại Bình Định. Dự án dự kiến có vốn đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 220 triệu USD).

“Chúng tôi mong muốn đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam, bắt đầu với dự án điện gió ngoài khơi”, lãnh đạo của Pacifico Energy đã nói như vậy với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhân chuyến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam cùng với đoàn công tác của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC).

Được biết, Pacifico Energy là đơn vị thành viên của Tập đoàn Năng lượng tái tạo Pacifico Energy, chuyên phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió ngoài khơi. Với mục tiêu phát triển tại Việt Nam khoảng 1.000 MW điện gió và điện mặt trời trong giai đoạn 2020-2025, Pacifico Energy đã xây dựng và đưa vào vận hành dự án điện mặt trời Mũi Né từ tháng 9/2020, đang đầu tư 2 dự án mặt trời khác tại tỉnh Bình Thuận và 1 dự án điện gió tại tỉnh Bến Tre. Tập đoàn này cũng từng tới Quảng Trị để đề xuất kế hoạch đầu tư các dự án điện gió.
Cùng tới Việt Nam hồi trung tuần tháng 3/2024 với Đoàn doanh nghiệp USABC, mà theo ông Ted Osius, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc USABC, là “đông nhất từ trước tới nay”, đại diện các tập đoàn lớn của Mỹ khác như AES, Coca-Cola, KKR… cũng khẳng định các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Trong số này, AES đặc biệt quan tâm đến chuỗi dự án khí - điện Sơn Mỹ. Hàng tỷ USD dự kiến được AES cùng các đối tác đổ vào chuỗi dự án này, đồng nghĩa là hàng tỷ USD đang chờ đợi thời cơ thuận lợi để đổ vào Việt Nam.

Kinh tế - Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư (Hình 3).

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài, mà cả phía Việt Nam đều rất quan tâm thúc đẩy các dự án điện khí LNG. Ảnh: Đức Thanh

Để đích đến là Việt Nam
Việt Nam đang trở thành trung tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, khi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á mới đây, ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã nói: “Đích đến cho việc lựa chọn Trung Quốc + 1 chính là Việt Nam, nên Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư rất lớn”.

Trung Quốc đang muốn khuyến khích các công ty nước ngoài mở rộng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực bán dẫn, y sinh, R&D… Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp Mỹ để tìm cách khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư.

Nỗ lực này của Trung Quốc là đáng chú ý. Cộng hưởng thêm các thông tin về việc ngay cả các nền kinh tế phát triển, như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ… cũng sẵn sàng dành các khoản hỗ trợ hàng tỷ USD để kéo nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, có thể thấy, cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang vô cùng gay gắt. Để đích đến là Việt Nam, có lẽ, cần nhiều sự chuẩn bị sẵn sàng hơn nữa và nhanh chân hơn trong việc ban hành các chính sách về hỗ trợ đầu tư.

KHÁNH LINH (t/h)

Xem thêm: lmth.485756a-ut-uad-ahn-cac-auc-nad-pah-ned-meid-al-man-teiv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools