vĐồng tin tức tài chính 365

Báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung 'thiếu kiểm chứng'

2024-04-11 18:10
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao - Ảnh: TTXVN

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trong một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao - Ảnh: TTXVN

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra đời từ năm 2008 và hiện đang trong chu kỳ IV.

Chiều 11-4, trong họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhận được đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV.

Về điều này, ông Việt cho biết Việt Nam "rất thất vọng" vì dù có sự hiện diện đầy đủ tại Việt Nam và có quan hệ đối tác toàn diện với các bộ, ban, ngành của Việt Nam nhưng báo cáo riêng của của các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam vẫn có nhiều nội dung "sai sự thật, không kiểm chứng".

Báo cáo này cũng có nhiều đánh giá "không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ về tình hình, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người".

Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định trong thời gian qua, quá trình xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế UPR đã được thực hiện nghiêm túc, toàn diện và đầy đủ với sự có mặt của các bên liên quan, các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam "đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam".

"Điều này hoàn toàn không thể hiện tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc, những ưu tiên hợp tác mà Việt Nam và các cơ quan phát triển của Liên Hiệp Quốc đã nhất trí", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Cũng theo ông Việt, Việt Nam cho rằng trong tương lai, các hoạt động của hợp tác giữa Việt Nam và các cơ quan phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cần được triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan cũng như các nhu cầu ưu tiên của Việt Nam.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó.

Việt Nam coi trọng cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc

Vào tháng 11 năm ngoái, Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Tại hội thảo này, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam rất coi trọng tiến trình UPR và luôn bảo đảm sự tham gia của tất cả các bên liên quan trên nguyên tắc minh bạch, hợp tác, đối thoại thực chất và xây dựng.

Đồng thời, theo ông Đỗ Hùng Việt, tiến trình UPR không chỉ là cơ hội để rà soát tiến độ thực hiện các khuyến nghị, đánh giá các thành tựu mà quan trọng là xác định những lĩnh vực cần được cải thiện, rút ra những bài học kinh nghiệm.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về khí hậu và quyền con người do Việt Nam đề xuấtLiên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về khí hậu và quyền con người do Việt Nam đề xuất

TTO - Kết thúc khóa họp thường kỳ lần thứ 47, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam đề xuất.

Xem thêm: mth.44394307111404202-gnuhc-meik-ueiht-gnud-ion-ueihn-oc-man-teiv-iat-couq-peih-neil-nauq-oc-cac-auc-gneir-oac-oab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung 'thiếu kiểm chứng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools