Theo dữ liệu nghiên cứu mới nhất được thực hiện hồi đầu năm 2021 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong số 65 ngân hàng Trung ương tham gia khảo sát có 86% cho biết đang có một số hoạt động nghiên cứu về tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương mình.
Trong khi đó, gần 15% còn lại đang chuyển sang giai đoạn nghiên cứu thực tế và thí điểm các đồng tiền số này.
Một đồng tiền số do ngân hàng Trung ương một nước phát hành được gọi tắt là CBDC (Central Bank Digital Currency).
Các ngân hàng Trung ương đẩy mạnh nghiên cứu tiền kỹ thuật số. Ảnh minh họa - Reuters.
Ngày 26/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết, từ tháng 4 tới ngân hàng này sẽ bắt đầu tiến hành nghiên cứu khả thi về tiền số, đẩy nhanh công tác chuẩn bị phát hành tiền số riêng của mình.
Một Ủy ban thúc đẩy thử nghiệm tiền kỹ thuật số sẽ được thành lập với sự tham gia của Bộ Tài chính, Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Dịch vụ Thanh toán…
Giống như cách tiền mặt được in và phân phối thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, một trong những cách thức phổ biến phát hành CBDC là thông qua hệ thống "hai cấp".
Theo đó, ngân hàng Trung ương sẽ phát hành một mã điện tử (token), sau đó chuyển cho các ngân hàng thương mại để phân bổ.
Mọi giao dịch sẽ được ghi lại trên một sổ cái kỹ thuật số do ngân hàng Trung ương nắm giữ. Tiền CBDC sẽ được lưu trữ tại tài khoản ngân hàng thương mại thông qua ví điện tử của người dùng.
Trung Quốc là nước đạt được nhiều tiến bộ nhất trong việc phát triển CBDC. Nước này đã thí điểm một hình thức đồng Nhân dân tệ điện tử (e-yuan) vào năm 2020 tại nhiều thành phố lớn.
VTV.vn - Người dân Trung Quốc đang được trải nghiệm một hệ thống mua sắm không tiền mặt mới đó là dùng tiền kỹ thuật số.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.46412116010401202-os-tauht-yk-neit-uuc-neihgn-hnam-yad-gnou-gnurt-gnah-nagn-cac/et-hnik/nv.vtv