COVID-19 đã tác động sâu sắc đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó có sức khỏe thai sản - Ảnh: CDC Mỹ
Từ dữ liệu của 40 nghiên cứu tại 17 quốc gia, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc phong tỏa để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã làm gián đoạn các dịch vụ dành cho sản phụ.
Việc nhiều phụ nữ mang thai ngại đến các cơ sở y tế đã góp phần tăng thêm các rủi ro thai kỳ, khiến tình hình sức khỏe bà mẹ và trẻ em xấu đi.
Giáo sư Asma Khalil, đồng chủ nhiệm nghiên cứu của Đại học St George's London, nhận xét đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Sự gián đoạn trong dịch vụ y tế đã dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh mà lẽ ra có thể tránh được, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Đánh giá về nguy cơ thai chết lưu và mẹ tử vong trong đại dịch, nhóm nghiên cứu ghi nhận đã có sự gia tăng về tổng thể, phần đông ở các nước nghèo.
Nghiên cứu cũng nhận thấy COVID-19 ảnh hưởng có hại đến sức khỏe tâm thần của người mẹ. Có 6/10 nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của sản phụ cho thấy sự gia tăng trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu hoặc cả hai ở sản phụ.
Nghiên cứu không phân tích tác động trực tiếp của việc nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai, thay vào đó xem xét tác động gián tiếp của đại dịch với em bé và sản phụ trước và sau sinh.
Nhận xét về kết luận của nghiên cứu, Jouality Kumar, Viện nghiên cứu và đào tạo y khoa sau đại học ở Ấn Độ, cho biết kết quả này nhấn mạnh sự chênh lệch đáng lo ngại về chăm sóc sức khỏe giữa nước giàu và nước nghèo.
Ở các nước nghèo, ngay cả trong điều kiện bình thường, cung cấp đầy đủ dịch vụ khám thai, cấp cứu sản khoa, hộ sinh và chăm sóc sau sinh đã là một thách thức. Đại dịch COVID-19 đã nới rộng khoảng cách này.
TTO - Trầm cảm sau sinh không còn là khái niệm lạ đối với nhiều người nhưng làm sao để giảm thiểu hậu quả từ vấn đề đáng báo động này vẫn đang là vấn đề khiến nhiều người quan tâm.
Xem thêm: mth.81820310110401202-nel-gnat-gnov-ut-uhp-nas-uul-iaht-el-it-neihk-91-divoc/nv.ertiout