Ảnh: NỮ LÂM
Vô số câu hỏi vì sao ấy được trả lời trong tác phẩm Chữ xưa còn một chút này của Nguyễn Thùy Dung - một tác giả sinh năm 1990 có tâm nguyện "kể những câu chuyện giản dị bé bé về tiếng Việt".
Với mong muốn đó, từ năm 2017 Nguyễn Thùy Dung đã sáng lập trang "Ngày ngày viết chữ" trên mạng xã hội Facebook với hơn 140.000 lượt thích, thu hút các bạn trẻ trong nước lẫn nước ngoài tham gia tìm hiểu, bàn luận về tiếng Việt.
Những từ Việt này thường là những từ hiện nay vốn đã quen dùng nhưng lại không rõ nghĩa hoặc bị lạm dụng; các từ đã mờ nghĩa hay mất nghĩa so với ý nghĩa ban đầu.
Chữ xưa còn một chút này chỉ tập hợp một phần nhỏ trong các bài đăng trên "Ngày ngày viết chữ". Tác phẩm không phải một cuốn từ điển truyền thống, mà chỉ chọn lấy những từ được dùng phổ biến để phân tích, thêm cách trình bày mỹ thuật dễ chịu tạo điểm nhấn.
Để làm được điều đó, tác giả Thùy Dung đã phải đọc, tìm hiểu qua nhiều từ điển như Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của, Việt Nam tự điển (1954) của Hội khai trí Tiến Đức, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu...
Tác giả đã tổng hợp, trình bày một cách gọn gàng, không nặng nề tính hàn lâm nhằm hướng tới bạn đọc trẻ, giúp giới trẻ có thêm tình yêu với tiếng Việt, nhận ra trong ngôn ngữ thân thương này những lạ lẫm đầy thú vị.
Với sự quan tâm của các bạn trẻ dành cho "Ngày ngày viết chữ" và giờ đây là tác phẩm Chữ xưa còn một chút này, hi vọng định kiến người trẻ không mặn mà với tiếng Việt sẽ được xóa tan.
Buổi ra mắt sách Chữ xưa còn một chút này và cuộc trò chuyện quanh chủ đề Nghề viết hiện đại với sự tham gia của hai tác giả Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Vĩnh Sơn sẽ diễn ra lúc 9h ngày 3-4 tại Đường sách TP.HCM.
TTO - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một truyện ngắn tên là 'Bài học tiếng Việt' vào năm 1999 để tưởng nhớ V.T.P. Không nhiều người biết ông đã có một tự thú về ngôn ngữ mẹ đẻ qua truyện ngắn này.
Xem thêm: mth.19292239030401202-teiv-gneit-iov-gnol-gnan-ert-iougn/nv.ertiout