vĐồng tin tức tài chính 365

Người xin rau thầm lặng

2021-04-05 14:32
Người xin rau thầm lặng - Ảnh 1.

Mỗi ngày bà Phượng đều kéo rau xin từ 7h sáng đến lúc tan chợ. Hôm nay có một người nước ngoài biết chuyện đến giúp bà - Ảnh: KIM ÚT

Nhận được cuộc điện thoại cho rau, bà Phượng tức tốc kéo xe chạy tới. Có những ngày tiểu thương chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) hào phóng tặng cho "má Phượng" đến 18 tấn rau.

Biết má Phượng hơn một năm nay, tôi rất ngưỡng mộ những việc má làm nên tôi quyết định ra phụ giúp. Má là người hành động, má giỏi làm chứ không hề nói. Những ngày rảnh tôi đều ra đây với má và lập một nhóm những bạn trẻ ra giúp má để đỡ cho má phần nào

Chị GIANG THỊ KIM CÚC, tình nguyện viên gắn bó và là cầu nối giữa các bạn trẻ đến giúp bà Phượng, chia sẻ.

19 năm lặng lẽ xin rau

"Má Phượng" là tên gọi thân thương mà những người ở chợ đầu mối Thủ Đức đặt cho bà Huỳnh Thị Thanh Phượng (47 tuổi, trọ ở phường Linh Xuân, TP Thủ Đức), người phụ nữ hơn 19 năm thầm lặng xin rau cho các bếp ăn từ thiện.

Gặp bà Phượng ở chợ đầu mối, tôi hết sức bất ngờ với dáng người nhỏ nhắn, mồ hôi nhễ nhại kéo xe đầy ắp rau cải to gấp đôi người mình. Trò chuyện với bà, tôi nghe câu trả lời trong tiếng thở dốc: "Có gì chút nói nha, tôi kéo nốt xe này đã".

Khi bà Phượng không còn nhận cuộc gọi từ các tiểu thương cho rau, tôi mới có cơ hội trò chuyện. Gạt mồ hôi trên mặt, bà kể chuyện đời mình. 19 năm sống tại chợ Thủ Đức cũng là chừng đó thời gian bà lặng lẽ làm việc thiện nguyện này.

Hồi đầu ra chợ, bà thấy người ta vứt rau, trong đó có nhiều rau còn ăn được. Bà liền lựa nhặt lại, cái nào ăn được thì để ăn, phần dư bà tặng cho chùa. Ngày nào bà cũng đi nhặt nên riết tiểu thương quen mặt, họ thương cho luôn bà.

Cứ như thế, bà Phượng "bén duyên" xin rau làm từ thiện đến tận bây giờ.

Ngồi nghỉ trên chiếc ghế bố ngoài chợ, một tay lau mồ hôi, còn một tay bà vẫn chăm chăm cầm chiếc điện thoại, mong ngóng cuộc gọi từ các tiểu thương. Mỗi khi nhận được điện thoại cho rau, bà vội kéo xe chạy tới. Nhiều bạn trẻ đến giúp cũng chạy theo không kịp.

Những ngày đầu, bà Phượng phải đi tìm nhặt rau vụn rồi ngồi tỉ mẩn lựa bó nào còn ngon, còn đẹp. Nhưng bây giờ cả chợ ai có gì muốn cho là gọi "má Phượng" liền. Có người còn cho bà mượn sạp để tập kết rau làm từ thiện. Tất cả được bà gom lại rồi đem đi cho người nghèo, tặng chùa, nhà thờ, trung tâm bảo trợ trẻ em.

Hôm tôi đến, bà gom được nhiều rau nên không thể chở hết đi cho từng nơi. Bà phải gọi điện cho người cần lấy số lượng nhiều, như sáng nay là một ngôi chùa ở Đồng Nai.

Người xin rau thầm lặng - Ảnh 3.

Bà Phượng được anh Mat Donald (tình nguyện viên người Scotland) tặng hoa nhân ngày 8-3 - Ảnh: KIM ÚT

Thêm bàn tay cùng làm việc tốt

Nhiều năm cần mẫn làm việc thiện, bà Phượng được nhiều người biết nên số rau được tặng cũng ngày càng nhiều. Có hôm lượng rau lên tới 18 tấn, bà và những người giúp đỡ phải kéo liên tục không nghỉ. Kéo xong thì bà bị tụt canxi, nằm gục tại chỗ.

Nhiều năm làm việc nặng đã khiến bà bị đau cột sống. Ấy vậy mà ai gọi vào bất cứ giờ nào, bà cũng vội vã kéo xe tới.

"Hầu hết thời gian tôi đều ở chợ, từ sáng sớm đến tối mịt. Dù trời nắng gắt, mưa dầm hay bệnh tật cũng chưa một ngày tôi nghỉ. Một năm ra chợ đủ 365 ngày. Kể cả tết, tôi cũng ra chợ này để gom rau. Chỉ có một ngày mùng 1 năm nay mình không ra chợ được do bận chở rau cho chùa" - bà Phượng tâm sự.

Một thân một mình nhưng bà Phượng lại chọn công việc từ thiện quá nặng nhọc. Nghe tôi hỏi sức nào để bà kéo nổi những chiếc xe nặng nề mà người trẻ chưa chắc kham nổi, bà nhẹ nhàng trả lời: "Tôi cũng không biết, chỉ biết là mình thích nên gắng làm thôi. Mà việc tôi làm chỉ là chuyện nhỏ, người ta còn làm nhiều việc tốt hơn, lớn hơn. So với người ta, tôi thấy mình như là cọng rơm thôi".

Việc nặng bà Phượng không ngại, nhưng đôi lúc bà lại thấy mệt mỏi khi có người nói này nọ. Đó là lần hiếm hoi bà muốn dừng việc thiện nguyện đang làm, để sống một cuộc sống bình thường như bao người.

"Nhưng sau đó, tôi nhận được lời động viên từ một cha xứ ở nhà thờ và tôi quyết định lặng lẽ đi tiếp đến hiện tại" - bà nói.

Năm vừa rồi, nhờ chị Giang Thị Kim Cúc, người chuyên làm thiện nguyện, biết chuyện đã đăng lên Facebook, nên một số bạn trẻ tìm đến giúp bà. Những ngày cuối tuần, ngày lễ hoặc được nghỉ, các bạn đều đến hỗ trợ bà. Và các bạn ngày càng đến đông dần.

"Phượng làm được mà..."

"Tôi chỉ biết kéo đồ với khiêng đồ thôi, còn muốn nói gì thì tìm gặp Bình Yên kìa, tôi không biết nói chuyện. Từ nhỏ, tôi đã dốt rồi, không cha không mẹ, không ai dạy dỗ tới giờ, nên ăn nói rất dở" - bà Phượng chân chất trải lòng.

Bà Phượng tâm sự mình không còn mẹ từ lúc một tháng tuổi, được một nhà lượm về nuôi. Vì hoàn cảnh gia đình, lúc 12 tuổi bà đã phải bỏ ra ngoài sống một mình tới giờ. Ai thuê gì bà cũng làm, miễn là lương thiện để kiếm tiền, kiếm cơm ăn. Rồi một ngày bà lưu lạc đến Sài Gòn.

Những lần đi châm cứu miễn phí ở chùa, bà có cơ duyên ở lại học nghề châm cứu rồi ra chợ đầu mối này sống đến bây giờ.

Mỗi ngày, bà Phượng dậy từ 5h sáng để chuẩn bị ra chợ gom rau đến chiều tối. Thu nhập của bà chủ yếu dựa vào việc lượm ve chai và châm cứu vào buổi tối. Hầu hết thời gian bà dành để làm việc thiện nguyện không công như vậy, cuộc sống của bà ra sao?

"Mình nghĩ đủ là nó sẽ đủ thôi, mỗi ngày mình đều đem cơm sáng, trưa, chiều theo ăn. Không có cơm ăn thì mình ăn mì gói, ngán mì thì mình mua 3.000 đồng bún, 2.000 đồng đậu hũ là ăn được rồi" - bà Phượng nhẹ nhàng kể chuyện.

Nhiều người biết hoàn cảnh bà Phượng khó khăn, mong muốn được giúp đỡ nhưng bà luôn từ chối: "Phượng làm được, đó giờ Phượng sống được mà, Phượng đi làm nên biết đồng tiền làm ra khó lắm, là mồ hôi, nước mắt, công sức của người ta. Phượng quý lòng tốt của người ta lắm nên Phượng không nhận của người ta được, để người ta giúp đỡ những người khó khăn hơn Phượng".

Chưa dứt chuyện với tôi, bà lại tất tả vào chợ xin rau. Giữa cái nắng nóng của Sài Gòn, bà Phượng vẫn lặng lẽ kéo chiếc xe đẩy để gom từng bịch rau, bó cải và đem tặng các bếp ăn cho người nghèo...

xin rau 5

Ngày càng nhiều bạn trẻ góp sức cùng “má Phượng” xin rau cho các bếp ăn từ thiện - Ảnh: NVCC

Anh Đàm Minh Hòa, phó trưởng bộ phận bảo vệ chợ đầu mối Thủ Đức, cho biết ở chợ có nhiều trường hợp gom rau làm từ thiện nhưng gom nhiều và gom lâu nhất vẫn là "má Phượng". Hầu như tiểu thương nào cũng biết bà, hễ có rau là họ kêu bà.

Mỗi ngày đều có xe tải đến chở rau bà gom được để đem cho các cơ sở từ thiện.

Những chuyện tử tế: Thắp lửa cho bếp ăn nghèoNhững chuyện tử tế: Thắp lửa cho bếp ăn nghèo

TT - Để các bếp ăn từ thiện của bệnh viện, trạm xá ở những nơi xa xôi khắp đồng bằng sông Cửu Long luôn được đỏ lửa nhằm có chén cháo, tô canh cho bà con nghèo, một lão nông đã 80 tuổi đi khắp nơi để mót củi do bà con đóng góp từ vườn nhà, rồi lập tổ lấy củi, tổ vận chuyển, tổ cưa. Đó là hành trình thấm đẫm mồ hôi và tình người của ông Tư Xừ - Trần Văn Hùng.

Xem thêm: mth.81953410150401202-gnal-maht-uar-nix-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người xin rau thầm lặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools