Cụ bà 98 tuổi hồi phục sức khỏe có thể đi lại, sinh hoạt, ăn uống bình thường - Ảnh: THU HIẾN
Theo đó, bệnh nhân là bà T.T.T. - 98 tuổi, ngụ Bình Phước - nhập viện trong tình trạng đau ngực trái kiểu đè nặng, kèm khó thở nhẹ, vã mồ hôi, huyết áp thấp, khó thở nhiều.
PGS TS BS Nguyễn Văn Tân - trưởng khoa tim mạch cấp cứu can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM - cho biết bệnh nhân đã lớn tuổi, lại nhập viện trong tình trạng suy tim nặng có nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ đã quyết định hội chẩn, lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bà cụ.
"Khi đánh giá tình trạng lão khoa của cụ bà như tinh thần khá minh mẫn, thể chất bệnh nhân tạm ổn, chúng tôi đã quyết định cấp cứu cho bệnh nhân", bác sĩ Tân kể lại.
Đúng như dự đoán, bệnh nhân có tổn thương nặng, vôi hóa cực kỳ phức tạp, nguy cơ tử vong rất cao. Tuy nhiên các bác sĩ nỗ lực phẫu thuật thành công cho bà cụ.
Hiện tại bà cụ có thể ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại bình thường.
Bác sĩ Tân cho biết thêm, không nên từ chối can thiệp, cấp cứu cho những tình huống nhồi máu cơ tim cấp trên những bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân trên 90 tuổi. Nên đánh giá tình trạng chung cho bệnh nhân cân nhắc thực hiện phẫu thuật.
Với những bệnh nhân tuổi cao trên 90, nếu xảy ra nhồi máu thì đã tử vong ở nhà vì tình trạng nặng nề và đến bệnh viện trễ. Riêng lớn tuổi như bà cụ T. được cứu thành công là nhờ gia đình phát hiện kịp thời, đến bệnh viện sớm và sự phản ứng nhanh, chính xác của các bác sĩ.
Bác sĩ Tân cho biết người trẻ cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim do hút thuốc lá, béo phì, mỡ máu, không vận động...
Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở người trẻ là trên 90% thường đau ngực trái kéo dài từ 15-30 phút. Người dân nên đi tầm soát thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
TTO - Sáng 27-11, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết vừa cứu sống một thiếu niên 17 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, tắc mạch 2 nhánh nghiêm trọng, tiên lượng tử vong cao.
Xem thêm: mth.44585206150401202-mit-oc-uam-iohn-ib-iout-89-uc-ab-gnos-uuc-tauht-uahp/nv.ertiout