Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 03 sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Với một khoản nợ quá hạn, thông thường các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng ngay, nhưng theo quy định mới, việc trích lập sẽ được thực hiện dần trong 3 năm, tối thiểu 30% cho năm nay, năm sau tối thiểu 60%, đến hết năm 2023 mới phải trích 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Việc giãn lộ trình trích lập được nhận định giúp giảm gánh nặng tài chính cho các ngân hàng. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Ví dụ, các khoản đó về sau chuyển thành nợ xấu thật thì các ngân hàng đã có trích lập và nó không bị quá ảnh hưởng về tài chính vào những năm cuối cùng là năm 2023. Như vậy, các ngân hàng cũng sẽ có những nguồn dự phòng tài chính để chuẩn bị cho trường hợp xảy ra nợ xấu", ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, cho hay.
Việc giãn lộ trình trích lập tương tự như cách xử lý nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC trước đây được nhận định sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho các ngân hàng; đồng thời giúp ngân hàng có điều kiện tiếp tục cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.
Thông tư mới gỡ nút thắt về thời hạn cơ cấu nợ, khi cho phép cơ cấu các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020, thay vì ngày 23/1 như quy định cũ. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Đó là phương pháp để các ngân hàng không phải bỏ ra chi phí quá lớn trong một thời gian ngắn làm sụt giảm lợi nhuận, bởi khi lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm nhanh sẽ ảnh hưởng đến vốn, tăng trưởng về tín dụng và các chỉ số an toàn", ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc cấp cao SK Việt Nam, nhận định.
Thông tư mới cũng gỡ nút thắt về thời hạn cơ cấu nợ, khi cho phép cơ cấu các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020, thay vì ngày 23/1 như quy định cũ; đồng thời đặt ra mốc thời hạn cụ thể là hết năm nay, khác biệt so với thông tư cũ là 3 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch. Thời gian được cụ thể hóa, giúp các bên có thể chủ động kế hoạch kinh doanh.
Để được cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ, các ngân hàng phải đánh giá người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, quy định mới cũng không giới hạn số lần được cơ cấu, nhưng thời hạn không vượt quá 12 tháng.
VTV.vn - Theo thông tư mới do NHNN ban hành, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.50254720160401202-man-3-meht-gnohp-ud-pal-hcirt-naig-coud-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv