Sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã làm tăng nguồn cung các thiết bị hàng ngày từ điện thoại thông minh đến máy chơi game cho đến những chiếc xe hơi. Với việc các công ty cảnh báo sự thiếu hụt có thể kéo dài sang nửa cuối năm, tình trạng thiếu hụt có nguy cơ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong nhiều tháng tới.
Kể từ khi có tin tức nổ ra vào tháng 11 rằng Apple phải đối mặt với tình trạng thiếu chip trong những chiếc iPhone mới nhất, những cảnh báo về tác động tiêu cực đã nhanh chóng xuất hiện dày đặc. Tập đoàn sản xuất xe Volvo và công ty xe điện Nio Inc. tuần trước đã ghi tên mình vào danh sách dài các nhà sản xuất ô tô phải tạm ngưng một phần dây chuyền lắp ráp.
Việc thiếu chip được cho là do nhu cầu về thiết bị công nghệ bùng nổ (mà chính là hệ quả của đại dịch), thời tiết mùa đông ở Texas và hỏa hoạn ở Nhật Bản đã làm vấn đề thêm trầm trọng. Tuy nhiên điều này mang lại lợi thế cho các công ty như Applied Materials Inc. và Lam Research Corp. khi họ có khả năng cung ứng ứng những gì mà các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn cần để tăng sản lượng.
Dưới đây là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu tình trạng thiếu chip toàn cầu diễn ra trầm trọng hơn, và giá cổ phiếu của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào:
Các nhà sản xuất ô tô
Cổ phiếu ô tô đã hồi phục trở lại sau khi chạm đáy trong đại dịch. Tuy nhiên, giờ đây, sự thiếu hụt chip và cả những lo ngại về sự bùng phát trở lại của đại dịch lại kéo nhóm này đi xuống, với chỉ số gồm cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu do Bloomberg thống kê đã giảm 14% so với mức cao kỷ lục ngày 25/1.
Cổ phiếu Volvo giảm 7% sau khi có tin họ sẽ phải tạm ngừng sản xuất do thiếu chip, trong khi Nio của Trung Quốc giảm 4,8% khi hãng tuyên bố sẽ ngừng sản xuất tại một nhà máy ở tỉnh An Huy.
Thông tin về sự thiếu hụt chip khiến giá cổ phiếu các công ty sản xuất xe hơi đột ngột giảm sâu (Nguồn: Bloomberg)
Một vụ hỏa hoạn ngày 19 tháng 3 ở một nhà máy tại Nhật Bản của Renesas Electronics Corp., một trong những nhà sản xuất chip ô tô lớn nhất, đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp này. Nó khiến cổ phiếu của General Motors Corp. giảm 6,7%. Tại Nhật Bản, cổ phiếu của Toyota đã giảm 6,1% trong bốn phiên sau khi lập đỉnh hôm 19/3.
Thomas Fitzgerald, nhà quản lý quỹ tại EdenTree Investment Management Ltd., cho biết: "Lĩnh vực ô tô đã trải qua mức độ gián đoạn lớn nhất, với ngày càng nhiều nhà sản xuất vật liệu chính phải giảm năng suất hoặc đóng cửa các nhà máy sản xuất tạm thời".
Geely Automobile của Trung Quốc đã giảm 19% trong ba phiên sau khi báo cáo thu nhập đáng thất vọng. Daiwa Securities trích dẫn sự thiếu hụt chip trong việc hạ dự báo mục tiêu về giá của cổ phiếu và giảm ước tính cho năm nay và năm sau.
Điện thoại thông minh, điện tử gia dụng
Bên cạnh ngành công nghiệp ô tô, thậm chí còn khó hơn để xác định tác động tới cổ phiếu của các công ty phụ thuộc vào chất bán dẫn. Ví dụ, cổ phiếu của Apple đã không phản ứng trước tác động của sự thiếu hụt vào tháng 11, và giá đã tăng hơn 5% kể từ đó. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đã chứng kiến mức giảm 4,4% sau khi cảnh báo rằng tình trạng thiếu linh kiện có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của hãng trong vài quý tới.
Neil Campling, một nhà phân tích tại Mirabaud Securities, cho biết có một khía cạnh tích cực của sự thiếu hụt chip: với nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng mạnh như hiện nay, điều này mang lại cho các công ty sức mạnh để tăng giá và mà không phải gánh phần tăng từ chi phí. "Giá cổ phiếu không phản ứng đặc biệt tiêu cực với tin tức và tôi nghĩ đó là vì phần quan trọng là bạn đang thấy nhu cầu về những mặt hàng này đang tăng nhanh", ông bổ sung thêm.
Lenovo Group Ltd. cho biết vào tháng 8 rằng tỷ suất lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng từ sự thiếu hụt chip và vào tháng 11, họ không thể đáp ứng tất cả các đơn đặt hàng của khách hàng do thiếu linh kiện. Tuy nhiên, nhu cầu đối với máy tính xách tay của công ty vẫn tăng cao do những người làm việc tại nhà mua hàng và lượng hàng dự trữ đã tăng gấp đôi kể từ tháng 8.
Sony Corp. cho biết vào tháng trước, họ có thể không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho thiết bị chơi game mới của mình vào năm 2021 vì sự tắc nghẽn trong sản xuất. Giá cổ phiếu đã chạm mức cao nhất trong 21 năm vào tháng 2, mặc dù nó đã giảm 8,2% kể từ đó.
Các nhà sản xuất chip
Trong khi các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn, mặt trái của sự thiếu hụt chip là các công ty cung cấp những con chip đó sẽ chứng kiến hoạt động kinh doanh của họ khởi sắc rõ ràng. Janardan Menon, nhà phân tích tại Liberum Capital Ltd., cho biết hầu hết các công ty bán dẫn nên báo cáo kết quả tốt trong quý đầu tiên và đưa ra nhận định tốt cho quý thứ hai.
Liberum’s Menon trao đổi với Bloomberg: "Đây là một tin tuyệt vời đối với nhà cung cấp chip bán dẫn. Giá cả tăng, nhu cầu rất, rất mạnh - đồng nghĩa với kết quả kinh doanh của các công ty sẽ vô cùng đáng gờm".
Nhu cầu về chip tăng đã đẩy giá cổ phiếu của các công ty sản xuất chip "vượt đỉnh" lịch sử (Nguồn: Bloomberg)
Tuy nhiên, Menon cảnh báo rằng giá cổ phiếu có thể không phản ứng theo bởi thị trường hiện đang lo lắng rằng đỉnh của chu kỳ bán dẫn đang đến gần.
Ngoài ra còn có nhiều người được hưởng lợi từ sự thiếu hụt trong ngành bán dẫn, ví dụ là các công ty sản xuất chip hàng đầu Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. khi đang hoạt động gần hết công suất để cố gắng theo kịp sự gia tăng nhu cầu. Cổ phiếu TSMC giảm 12% so với mức kỷ lục được lập vào ngày 21/1 nhưng vẫn tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà sản xuất thiết bị làm ra chip bán dẫn
Các nhà sản xuất thiết bị được dùng để sản xuất chip đang được hưởng lợi khi các nhà sản xuất chất bán dẫn gấp rút tăng công suất cho các nhà máy của họ, và các chính phủ mà lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia đang xem xét các biện pháp khuyến khích sản xuất tại địa phương. Sự kết hợp này đã tạo ra một môi trường mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ có lợi cho ngành trong nhiều năm.
Applied Materials, nhà sản xuất thiết bị lớn nhất, đã chứng kiến cổ phiếu của mình tăng gấp đôi trong sáu tháng qua, trong khi Lam Research đã tăng 77% so với cùng kỳ. ASML Holding NV cũng đã tăng 74%.
TSMC cam kết chi 28 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2021, tăng từ 17 tỷ USD năm trước, trong khi tập đoàn Intel công bố kế hoạch rót hàng tỷ USD vào các cơ sở sản xuất.