vĐồng tin tức tài chính 365

Kiến tạo từ sáng tạo

2021-04-08 12:12

Kiến tạo từ sáng tạo

Khánh Bình

Nhiệm kỳ công tác 2016-2021 của Chính phủ đã kết thúc.

(KTSG) - Nhiệm kỳ công tác 2016-2021 của Chính phủ chuẩn bị kết thúc. Trong thời gian này, người dân và doanh nghiệp đã phấn khởi, đồng tình ủng hộ phương châm “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”. Dù đã đạt được những kết quả nhất định, chặng đường thực hiện vẫn còn nhiều dở dang nên đang có một kỳ vọng lớn vào Chính phủ mới sẽ tiếp tục phương châm này bằng nhiều hành động thiết thực, hiệu quả hơn.

Để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới vận động và thay đổi rất nhanh, một chính phủ kiến tạo, liêm chính, quyết liệt là một mẫu hình khuôn thước. Nhưng những sáng kiến, sự minh bạch, nhanh gọn cần có một bộ khung vững chắc trên nền tảng khoa học công nghệ. Muốn vậy, phải dựa vào trụ cột đó là đổi mới sáng tạo.

Trong báo cáo công tác nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020 (GII 2020), trong đó Việt Nam xếp hạng 42/131, đứng đầu trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.

Việc phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn thông qua đổi mới sáng tạo thiết nghĩ là một ưu tiên quan trọng của Chính phủ mới.

Nhiều chỉ số Việt Nam ở thứ hạng cao như tính phức tạp của thị trường (market sophistication), kết quả sáng tạo (creative outputs), kết quả kiến thức và công nghệ (knowledge & technology outputs) nhưng chỉ có một số ít chỉ số thành phần là đến từ nguồn lực trong nước, phần còn lại chủ yếu là đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vì Việt Nam là một trong những trung tâm lắp ráp xuất khẩu thiết bị điện tử công nghệ lớn.

Trong khi đó, điều khiến nhiều người lo lắng từ GII 2020 là các chỉ số như thể chế, vốn con người và hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng có thứ hạng thấp hơn trung bình nhiều.

Kết quả chung ở chỉ số thể chế, Việt Nam xếp hạng 83 vì môi trường pháp lý còn rất yếu. Cụ thể là chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, tính hiệu lực của pháp luật, thượng tôn pháp luật, vấn đề giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Về chỉ số vốn con người và hoạt động nghiên cứu khoa học, thứ hạng của Việt Nam là 79, bị thấp ở tiêu chí đào tạo sau phổ thông, xếp hạng quốc tế của các trường đại học, viện nghiên cứu, và số lượng các nhà nghiên cứu khoa học.

Còn với chỉ số hạ tầng, thứ hạng của Việt Nam là 73, bị thấp ở tiêu chí công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cũng như tính bền vững của môi trường (Ecological sustainability). Khả năng tiếp cận ICT trên bình diện chung của Việt Nam vẫn còn thấp và các vấn đề môi trường đang là thách thức lớn.

Chính vì các chính sách và lĩnh vực có liên quan và tác động qua lại lẫn nhau nên việc phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn thông qua đổi mới sáng tạo thiết nghĩ là một ưu tiên quan trọng của Chính phủ mới. Gần đây Việt Nam đã bắt đầu và tích cực trong tiến trình chuyển đổi số. Việc minh bạch các thông tin chính sách, quy trình thủ tục, đơn giản tinh gọn các thủ tục giấy tờ hành chính sẽ là một cú hích mạnh để người dân và doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực và hiệu quả của mình.

Tuy vậy, như kết quả từ GII 2020, Việt Nam phải chú trọng hơn nữa trong việc cải thiện thứ hạng của các chỉ số như thể chế, vốn con người và hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng đều, và các kết quả phải đến từ phần lớn nguồn lực của quốc gia.

Các vấn đề này dĩ nhiên không là mới nhưng cần có sự ưu tiên nhất định và cần có chiến lược, kế hoạch thực hiện cụ thể. Chẳng hạn chất lượng của thể chế thể hiện qua tính thượng tôn pháp luật, hiệu lực thực thi trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, và sự nhanh, gọn, hiệu quả trong việc thành lập hay phá sản doanh nghiệp.

Nguồn lực con người và hoạt động nghiên cứu khoa học cần một cải cách lớn ở bậc giáo dục đại học, khi chúng ta hiện có quá nhiều trường đại học, nhưng ít trường đào tạo về khoa học ứng dụng và có khả năng làm nghiên cứu tốt ở tầm quốc tế.

Các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chưa đủ độ mạnh để khuyến khích. Doanh nghiệp sẽ không mạnh dạn đầu tư R&D nếu họ chưa thấy được bảo vệ và rủi ro trong đầu tư là rất lớn. Các chính sách khuyến khích về thuế chưa đủ để doanh nghiệp kết nối với các trường đại học, viện nghiên cứu. Kêu gọi các doanh nghiệp cùng đầu tư với Nhà nước trong các dự án lớn, đặc biệt là các dự án hạ tầng.

Riêng về kết quả của các hoạt động sáng tạo hay kiến thức và công nghệ, mặc dù bảng xếp hạng không phân biệt là nguồn gốc từ bên ngoài hay nội lực quốc gia, chúng ta cần thấy được tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ, tăng khả năng tự chủ. Muốn vậy, bên cạnh các hợp tác song phương, đa phương cùng có lợi thì cũng cần đầu tư và khai thác nguồn lực các nhà trí thức khoa học ở nước ngoài muốn đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam.

Quán tính tư duy nhiệm kỳ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực là một trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Các chương trình lớn cần sự tiếp nối qua 2, 3 nhiệm kỳ hay thậm chí hơn nữa để không lãng phí nguồn lực, đánh mất những cơ hội. Những điểm tích cực của nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua hy vọng sẽ được Chính phủ mới tiếp tục để đưa Việt Nam sớm đạt được những mục tiêu đã đặt ra: vì một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, và bền vững.

Xem thêm: lmth.oat-gnas-ut-oat-neik/402513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiến tạo từ sáng tạo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools