vĐồng tin tức tài chính 365

"Huyền thoại" mì Miliket sống khỏe giữa các "ông lớn" Masan-Acecook nhờ làm điều này

2021-04-09 11:38

Mì gói Miliket - huyền thoại một thời 

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam là thị trường mì gói lớn thứ 5 thế giới với 5,4 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2019. 

Ở thị trường béo bở này, không thể không kể đến những cái tên tuổi lớn như Vina Acecook, Masan và Asia Food - 3 doanh nghiệp này nắm trong tay hơn 70% thị phần. 

Thế nhưng, điều khiến nhiều người tiếc nuối đó là huyền thoại mì hai tôm Miliket từng có một thời hoàng kim nắm trong tay 90% thị phần mì cả nước mà nay chỉ ở mức dưới 4% sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam.

Mì hai tôm Miliket từng nổi tiếng đến mức hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau trên bao bì kraft của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (Mã: CMN) đã trở thành biểu tượng, thậm chí trở thành cái tên chung cho các loại mì gói được sản xuất về sau này. 

Biểu tượng của một thời ấy nay lại thiếu chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt. Do đó, Miliket đặt ra mục tiêu trở thành sản phẩm giá rẻ nhất trên kệ hàng siêu thị, nhắm tới phân phối sỉ tại các cửa hàng bình dân và khu vực nông thôn. Với mục tiêu này, Miliket có vẻ như đã tìm được cho mình chỗ đứng riêng. 

Để cạnh tranh được bằng chiến lược chi phí thấp, Miliket đã tiết kiệm chi phí sản xuất đến mức tối đa, thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất, tiết kiệm, giảm định mức tiêu hao nhiên liệu, tăng thu hồi thành phẩm.

Và nhờ không mất quá nhiều chi phí cho việc quảng bá sản phẩm, giá mì ăn liền Miliket hiện nay được xem là thấp nhất thị trường. Giá một gói mì hai tôm bao bì giấy 75gr chỉ 2.700 đồng. Các loại khác cũng chỉ ở mức 3.100 – 6.000 đồng.

Ngã rẽ nào cho mì gói Miliket?

Từ năm 2016 đến năm 2019, Miliket tăng trưởng doanh thu từ 461-625 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu về đều đặn ở mức 19-26 tỷ đồng.

Tiêu dùng & Dư luận - 'Huyền thoại' mì Miliket sống khỏe giữa các 'ông lớn' Masan-Acecook nhờ làm điều này

Kết quả kinh doanh 5 năm của chủ sở hữu thương hiệu mì gói Miliket.

Tuy nhiên, đến năm 2020, đơn vị sở hữu thương hiệu mì Miliket bất ngờ công bố giảm doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu bán hàng năm 2020 của Colusa – Miliket đạt 614 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,7% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 22 tỷ đồng, giảm 10,7% so với năm 2019. Trung bình mỗi ngày, chủ sở hữu thương hiệu mì gói Miliket lãi 61 triệu đồng.

Theo lãnh đạo Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 gặp nhiều khó khăn do tình hình giá nguyên nhiên phụ liệu tăng cao, tình hình cạnh tranh trên thị trường gay gắt… 

Đáng chú ý, trong cơ cấu doanh thu của Miliket, doanh thu từ thị trường trong nước giảm nhưng doanh thu từ nước ngoài lại tăng 23%, lên 49 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ thị trường nước ngoài cũng tăng vọt khi lên tới 13,2 tỷ đồng, tăng 65% so với năm trước.

Điều này cho thấy khi thị trường trong nước không cạnh tranh nổi với các ông lớn như Masan, Acecook, Colusa - Miliket chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Công ty có tổng tài sản xấp xỉ 251 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2020, trong số đó các khoản tiền và tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng cuối kỳ của công ty lên tới hơn 177 tỷ đồng (chiếm 71% tổng tài sản). Công ty không vay nợ. Do dư dả về tiền nên các năm gần đây, Colusa – Miliket trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông tỷ lệ 33%/năm.

Tiêu dùng & Dư luận - 'Huyền thoại' mì Miliket sống khỏe giữa các 'ông lớn' Masan-Acecook nhờ làm điều này (Hình 2).

Vốn điều lệ công ty chỉ 48 tỷ đồng không thay đổi trong hơn 10 năm qua. Trong đó, Tổng công ty Lương thực miền Nam chiếm 30,72%, Tổng công ty Thuốc lá chiếm 20%, Công ty Dịch vụ và thương mại Mesa chiếm 20,08%, còn lại là các cổ đông khác.

Xem thêm: lmth.478015a-yan-ueid-mal-ohn-nol-gno-cac-auig-eohk-gnos-tekilim-im-iaoht-neyuh/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Huyền thoại" mì Miliket sống khỏe giữa các "ông lớn" Masan-Acecook nhờ làm điều này”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools