vĐồng tin tức tài chính 365

Chiêu lừa mới “hack” sim để chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng

2021-04-09 12:27

Sau khi chiếm được sim này, các đối tượng có được mã giao dịch OTP nhằm thực hiện các hành vi phạm pháp, như: rút tiền từ tài khoản thẻ tín dụng hay thực hiện mua các sản phẩm giá trị ở những hệ thống cửa hàng điện máy chấp nhận hình thức thanh toán thẻ. 

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã phát đi cảnh báo về các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp SIM 4G để lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM điện thoại. Từ đó đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP để thực hiện các giao dịch qua thẻ của người tiêu dùng.

Chiêu lừa mới “hack” sim để chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng - ảnh 1Nhiều khách hàng đã bị kẻ gian lừa “hack sim”

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên tổng đài, nhân viên chăm sóc khách hàng, dùng lý do ngụy trang (nâng cấp sim 4G miễn phí, nhận quà khuyến mãi, duy trì dịch vụ…) yêu cầu khách hàng nhắn theo cú pháp mà đối tượng cung cấp. Sau đó, SIM của khách hàng sẽ bị khóa và số điện thoại của khách hàng chuyển quyền sử dụng sang SIM mới của đối tượng.

Điển hình, anh H.V.H (Đồng Nai), nạn nhân của nạn lừa đảo “hack sim” cho biết, ngày 28-1-2021, có số điện thoại lạ gọi đến xưng là nhân viên nhà mạng MobiFone đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim 4G. Sau khi làm theo các bước như hướng dẫn thì số điện thoại của anh H. bị vô hiệu hoá. Gọi đến tổng đài MobiFone thì nhân viên nói số điện thoại và sim không khớp, đề nghị ra chi nhánh kiểm tra.

Khoảng hai tháng sau, anh H. nhận được điện thoại từ tổ chức tín dụng thông báo thanh toán thẻ tín dụng với số tiền gần 35 triệu đồng (bao gồm lãi phát sinh). Sau khi kiểm tra, anh mới biết vào thời điểm sim bị vô hiệu hóa, thẻ tín dụng của anh (chưa được kích hoạt trước đó) đã bị rút 32 triệu đồng.

Trao đổi về trường hợp này, đại diện tổ chức tín dụng nơi mở thẻ cho anh H. xác nhận có nhận được khiếu nại của khách hàng về việc "bỗng dưng" mắc nợ do bị kẻ gian chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại, rồi kích hoạt thẻ tín dụng, lấy mã OTP và rút tiền trong thẻ. Hiện tại, tổ chức tín dụng nói trên cũng đang phối hợp với cơ quan công an để cung cấp thông tin, làm rõ thủ đoạn lừa đảo này.

Ngoài thủ đoạn trên, đối tượng cũng có thể “hack” sim của khách hàng bằng cách dùng 5 số điện thoại khác nhau để gọi vào số thuê bao của khách hàng đã được nhắm làm “mục tiêu”. Thông thường, đối tượng này sẽ đợi người dùng bắt máy để hệ thống ghi nhận lịch sử cuộc gọi. Sau đó, sử dụng chứng minh nhân dân giả (phôi chứng minh thư đánh cắp được và thay bằng ảnh của chính đối tượng), đến các chi nhánh của nhà mạng và đề nghị làm thủ tục cấp lại sim (là số thuê bao của khách hàng đã được nhắm tới). Khi được chi nhánh của nhà mạng hỗ trợ xong thủ tục, đối tượng chiếm quyền kiểm soát thuê bao này và bắt đầu các hành vi chiếm đoạt tài sản như đã nói trên.

Liên tiếp các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ hình thức giả danh nhà mạng đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim 4G diễn ra trong thời gian qua đã khiến các tổ chức tín dụng và ngân hàng phát đi những cảnh báo về chiêu thức mới này.

Mới đây, ngân hàng OCB khuyến cáo khách hàng cảnh giác với những cuộc điện thoại, tin nhắn, email tự nhận là nhân viên ngân hàng để tiếp thị và hướng dẫn thực hiện các khoản vay tín chấp không rõ ràng và yêu cầu phải chuyển khoản, thanh toán trước các khoản phí mở hồ sơ, nhận hợp đồng hay giải ngân tiền. Trước những diễn biến phức tạp của hành vi lừa đảo, nhà mạng VinaPhone khuyến cáo khách hàng thận trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn mời thay SIM, nâng cấp SIM 4G từ những số điện thoại lạ, bất thường và tuyệt đối không thực hiện các yêu cầu thao tác thay SIM qua điện thoại.

Trước tình trạng này, FE CREDIT cũng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, câu hỏi bảo mật, các thông tin khác liên quan đến việc sử dụng thẻ… cho bất kỳ ai và dưới bất cứ hình thức nào. Không để người khác chụp hình cá nhân hoặc các giấy tờ tùy thân, thẻ tín dụng. Cẩn thận trong các giao dịch qua mạng, điện thoại, để không bị lộ, bị đánh cắp thông tin thẻ (số thẻ, số CVV trên thẻ…) dẫn đến bị kẻ gian lợi dụng. Nếu có bất kỳ nghi vấn liên quan đến gian lận giao dịch, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo cho FE CREDIT theo Tổng đài hỗ trợ khách hàng thẻ tín dụng - 1900 6939, để yêu cầu khóa thẻ khẩn cấp.

Đại diện FE CREDIT cho biết: “FE CREDIT đang phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ quan chức năng để điều tra triệt phá các vụ án gian lận hồ sơ, chiếm đoạt tài sản của công ty gần đây. Việc phối hợp với các cơ quan chức năng cũng nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính Việt Nam. Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi, chúng tôi khuyến cáo khách hàng cần đặc biệt nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ thông tin cá nhân kỹ hơn”. 

Xem thêm: lmth.668779-gnud-nit-eht-gnort-neit-taod-meihc-ed-mis-kcah-iom-aul-ueihc/gnah-nagn-hnihc-iat/nv.olp

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Chiêu lừa mới “hack” sim để chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools