MC Thảo Vân (giữa) vừa bắt đầu "khởi nghiệp" với thương hiệu dầu gội/xả Sheshines - Ảnh: T.A
Mặc dù thị trường đang có rất nhiều dòng mỹ phẩm, kể cả hàng cao cấp, giá lên tới cả ngàn đô/sản phẩm, nhưng cũng rất nhiều hàng nhái, hàng giả, kem trộn… Nâng tầm mỹ phẩm Việt để người tiêu dùng được dùng hàng thật, là mong mỏi của rất nhiều khách hàng.
Mỹ phẩm nhái, nỗi lo thật
Đầu tháng 4 này, mạng xã hội đã "lên cơn sốt" khi một chủ tài khoản Facebook thuộc diện đông khách đã bị "bóc phốt": bán bộ dầu gội theo giới thiệu là nhập khẩu từ Ý, với giá rẻ chỉ 150.000đ/chai gội hoặc xả.
Nhiều chị em đã đặt hàng bộ sản phẩm này, vì giá quá rẻ mà lại là "hàng Ý", nhưng ở đáy chai dầu gội, những chị em sành sỏi bắt đầu thấy có điểm sai sai khi ngày sản xuất trên đáy chai là 25-3-2021, nhưng ngày hàng có mặt tại Việt Nam là 1-4.
Trong thời gian có dịch COVID-19 như thế này, dịch vụ vận chuyển gặp nhiều khó khăn, không thể chỉ 6 ngày hàng từ nhà máy ở Ý đã đến Việt Nam, qua nhiều hàng rào về vận chuyển và hải quan. Vì vậy khách hàng đã nghi ngờ đây là hàng nhái hoặc hàng giả.
Nghiên cứu phát triển danh mục sản phẩm được coi là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái toàn diện từ nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, hỗ trợ pháp lý, marketing của Vimac - Ảnh: T.A
Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc tương tự, khi thị trường mỹ phẩm vàng thau lẫn lộn, mà làm đẹp thì ai ai cũng có nhu cầu. Giờ đây không chỉ có nữ giới, nam giới cũng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm: sản phẩm làm sạch, làm đẹp, làm thơm… Nên làm sao mua được hàng tốt, hàng chất lượng là vấn đề nhiều người quan tâm.
"Xuất phát từ những trăn trở về hiện trạng của ngành sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam, cùng sự thấu hiểu những khó khăn trong quá trình tạo dựng thương hiệu của những người sáng lập thương hiệu mỹ phẩm, Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Vimac đã ra đời tháng 5-2020"- bà Vũ Thùy Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Vimac chia sẻ.
Mục tiêu của Vimac là trở thành công ty đi đầu trong ngành sản xuất và gia công mỹ phẩm tại Việt Nam, kết hợp tinh hoa công nghệ với tinh hoa của ngành làm đẹp từ thảo dược truyền thống. Từ đó tạo ra các sản phẩm thực sự chất lượng, đưa mỹ phẩm Việt vươn xa lên tầm Châu Á và thế giới trong tương lai gần.
Khi mỹ phẩm Việt lên hạng
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà (thứ 2 từ phải), Chủ tịch HĐQT Công ty Vimac Vũ Thùy Linh và MC Thảo Vân cùng quan khách bấm nút khai trương nhà máy sản xuất mỹ phẩm Vimac - Ảnh: TA
Thị trường mỹ phẩm Việt trăm hoa đua nở, nhưng Vimac đang chọn lối đi riêng, dù lối này đòi hỏi đầu tư bài bản và kiên trì. Hôm 9-4 vừa qua, nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP (thực hành tốt sản xuất) tiêu chuẩn ASEAN của Vimac đã được khai trương tại Đông Anh, Hà Nội.
Trên mặt bằng 4000m2, toàn bộ dây chuyền sản xuất, trang thiết bị nhà xưởng, công nghệ sản xuất đều đạt CGMP ASEAN và ISO 22716, hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Mỹ.
Vimac Việt Nam đang thừa hưởng công nghệ và các nghiên cứu của Vimaccos US, Công ty khởi nguồn của Vimac Việt Nam, cùng các đối tác Hàn Quốc và Nhật, để phát triển danh mục sản xuất đa dạng, gồm sản phẩm chăm sóc da, tóc, chăm sóc cơ thể, chăm sóc chuyên sâu.
Đặc biệt, đây cũng là đơn vị tiên phòng sản xuất Mascara "made in Việt Nam".
Với danh mục sản phẩm này, Vimac tiên phong cung cấp dịch vụ sản xuất gia công OBM (cung cấp dịch vụ khép kín từ sản xuất, phát triển, chuỗi cung ứng, giao hàng và tiếp thị), đồng hành cùng các chủ sở hữu thương hiệu đưa sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
MC Thảo Vân là khách hàng đầu tiên của Vimac, với thương hiệu Sheshines mà dòng sản phẩm đầu tay là cặp dầu gội/xả hương sen. Bộ sản phẩm này đã ra mắt từ dịp 8-3 vừa qua và đang được khách hàng đón nhận tích cực.
Vimac cũng đang sản xuất bộ sản phẩm gồm serum và cream chăm sóc da, dưỡng môi, dưỡng thể… cho các khách hàng là các doanh nhân nổi tiếng kinh doanh mỹ phẩm khác.
TTO - Rất nhiều giám đốc, đại diện các nhãn hàng mỹ phẩm thế giới đến Việt Nam đều bất ngờ về độ phủ thương hiệu của họ tại đây, nhưng họ cũng khẳng định 90% hàng tự xưng là "xách tay" đều là hàng giả, hàng nhái.