vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM quyết 'triệt' nạn xây dựng trái phép

2021-04-14 06:44
Năm năm qua, TP.HCM đã ghi nhận tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở nhiều nơi và đã đề ra nhiều giải pháp, cùng nhiều cấp, ban ngành vào cuộc xử lý, nhiều cán bộ phụ trách lĩnh vực đã phải bị kiểm điểm, kỷ luật. Trong động thái mới nhất, UBND quận 10 cũng đang tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt công trình sai phép quy mô lớn trên địa bàn quận.
“Dẹp loạn” công trình sai phép, trái phép
Ghi nhận những ngày đầu tháng 4, trên đường Sư Vạn Hạnh (phường 12, quận 10), hàng chục công nhân đang tiến hành tháo tầng 8, 9 căn nhà số 433/11. Đây là công trình chỉ được cấp phép xây dựng sáu tầng nhưng chủ đầu tư đã xây thành chín tầng để kinh doanh karaoke với diện tích vi phạm hơn 400 m2 sàn. Gần đó, công trình vi phạm xây dựng tại số 766/12 cũng được cưỡng chế tháo dỡ.
Đây là một trong bảy công trình vi phạm nằm trên địa bàn phường 12, quận 10 với mức độ vi phạm lớn, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu khắc phục nhưng chủ nhà không chấp hành. Theo kế hoạch của UBND quận 10, từ nay đến giữa năm, quận sẽ cưỡng chế toàn bộ bảy công trình tại phường 12. “Sau hai công trình ở đường Sư Vạn Hạnh, sắp tới quận sẽ tiếp tục cưỡng chế hai công trình nữa. Khi có kế hoạch cưỡng chế, quận sẽ thông tin cụ thể hơn” - bà Nguyễn Thị Thu Nga, Phó Chủ tịch UBND quận 10, cho biết.
Không riêng gì quận 10, thời gian qua hàng loạt công trình sai phép, trái phép tầm cỡ ở TP.HCM đã bị phát hiện, chấn chỉnh. Điển hình như vụ phát hiện 110 biệt thự xây trái phép ở quận 7 từ cuối năm 2019. Liên quan đến vụ này, TP đã phê bình Đội Thanh tra địa bàn quận 7 (thuộc Thanh tra Sở Xây dựng) về trách nhiệm liên quan đến quá trình quản lý, kiểm tra dự án.
Hay như tình trạng xây trái phép tràn lan ở huyện Bình Chánh những năm qua. Tháng 9 năm ngoái, Thanh tra TP cũng đã xác định một số trường hợp điển hình về vi phạm trật tự xây dựng quy mô lớn, kéo dài nhưng chưa được xử lý dứt điểm tại đây. Cụ thể, khu nhà hàng Hương Dừa cũ tại xã Bình Hưng rộng khoảng 15.045 m2 được tự chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, lấn rạch để cho thuê và bán cho các hộ dân.
Sáu nguyên nhân khiến xây dựng sai phép gia tăng
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng cho biết từ năm 2016 đến 2020, trên toàn TP xảy ra gần 11.000 trường hợp vi phạm xây dựng. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho rằng số vụ vi phạm đã được kéo giảm mạnh trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong năm năm qua, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý tài sản công, thị trường bất động sản cũng còn nhiều bất cập…
Theo sở, có sáu nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn tồn tại.
Thứ nhất là tốc độ đô thị hóa nhanh tại một số địa bàn trọng điểm dẫn đến vi phạm trật tự xây dựng diễn biến phức tạp, tập trung tại các địa bàn vùng ven có tốc độ đô thị hóa nhanh như quận 2 (cũ), quận Thủ Đức (cũ) nay là TP Thủ Đức, quận 12, quận Bình Tân, các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi... Bên cạnh đó là sự gia tăng dân số cơ học cao của TP những năm gần đây, nhất là số lượng dân nhập cư đến sinh sống, đa số họ có mức thu nhập trung bình thấp, có nhu cầu về nhà ở nhưng không có khả năng mua nhà nên phát sinh mua, bán đất nông nghiệp, phân lô trái phép, xây không phép trên đất nông nghiệp.

TP.HCM quyết 'triệt' nạn xây dựng trái phép - ảnh 1
Công trình số 433/11 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10 đang bị cưỡng chế. Ảnh: NGUYỆT NHI

Thứ hai, lợi nhuận từ việc mua bán đất nông nghiệp, phân lô, bán nền trên địa bàn TP rất lớn nên đã xuất hiện một số “đầu nậu” lợi dụng việc này kiếm lời. Thứ ba, việc triển khai thực hiện quy hoạch đối với các dự án phát triển nhà ở, các dự án hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội chậm dẫn đến mâu thuẫn giữa quản lý nhà nước theo cơ chế nông thôn với địa bàn thực tế đã là thành thị.

Thứ tư là hạn mức chuyển đổi sang đất ở tại các địa phương còn rất ít trong khi nhu cầu còn nhiều. Thứ năm là một số trường hợp lợi dụng chủ trương, biến tướng các công trình phục vụ nông nghiệp thành nhà ở, nhà kho không phù hợp với mục đích sử dụng đất.
Thứ sáu là ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa cao, đồng thời các biện pháp chế tài không đủ tính răn đe.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của Sở Xây dựng năm 2021 mới đây, ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: “Sở sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23 và Kế hoạch số 3333 về giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Phấn đấu kéo giảm ít nhất 10% các vụ việc vi phạm xây dựng không phép, sai phép so với năm 2020”.•
 Các giải pháp ngăn vi phạm trật tự xây dựng
Sở Xây dựng TP đề ra một số giải pháp ngăn vi phạm trật tự xây dựng như sau:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng, quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản nhằm không ngừng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn TP.
Rà soát, tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chậm thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng.
Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng thông qua quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP và kế hoạch liên tịch tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận, huyện.

Xem thêm: lmth.817879-pehp-iart-gnud-yax-nan-teirt-teyuq-mchpt/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM quyết 'triệt' nạn xây dựng trái phép”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools