Học phí là một trong những nội dung phụ huynh, học sinh quan tâm tại các chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ. Trong ảnh: Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra sáng 11-4 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Ảnh: MAI THƯƠNG
Chương trình đào tạo EliTECH: khoảng 40 - 45 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo quốc tế 55 - 60 triệu đồng/năm, riêng chương trình TROY khoảng 80 triệu đồng/năm (3 học kỳ/năm). Chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10), logistic và quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14): 50 - 60 triệu đồng/năm.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trường đã có lộ trình tăng học phí từ nay đến năm 2025:
"Đề án học phí của trường đã được duyệt, bám theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Với một chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm. Thu chi thế nào đều được thông báo tới người học".
Trong khi đó Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội suốt ba năm qua chưa tăng học phí, đặc biệt là năm 2020 xảy ra dịch COVID-19. GS.TS Hoàng Văn Cường, hiệu phó của trường, cho biết: "Trường tôi luôn cam kết nếu điều chỉnh học phí hằng năm thì không vượt quá 10%. Những lần điều chỉnh trước đây chỉ tăng từ 5-7%, chưa bao giờ đến mức 10% cả.
Dự kiến trong vòng 4 năm tới trường sẽ tăng học phí. Hiện tại hội đồng trường chưa chốt, nhưng về cơ bản các em được tuyển vào trước năm 2021 vẫn đóng mức học phí cũ. Còn lứa tuyển năm nay sẽ đóng theo học phí mới, nhưng mức học phí sẽ tăng không đáng kể. Hệ chính quy cùng lắm tăng 1 triệu đồng/năm, học phí theo từng nhóm ngành sẽ dao động 15-20 triệu đồng/năm".
Trường ĐH Ngoại thương năm 2021 dự kiến mức học phí cho chương trình tiêu chuẩn là 20 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao: 40 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến: 60 triệu đồng/năm. Riêng chương trình chất lượng cao ngành quản trị khách sạn do có đầu tư rất lớn nên học phí lên tới 60 triệu đồng/năm.
"Hội đồng trường chưa có thông báo chính thức về học phí nhưng về cơ bản năm 2021 chúng tôi điều chỉnh không quá nhiều, và cam kết nếu có tăng không quá 10%/năm" - PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, chia sẻ.
Trong các chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ vừa diễn ra trên cả nước, các chuyên gia tư vấn luôn nhắc học sinh, phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề học phí.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí - ĐH Quốc gia Hà Nội, khuyên thí sinh nên đọc kỹ đề án tuyển sinh để nắm được học phí trong suốt 4 năm đại học, tránh trường hợp trúng tuyển nhưng học phí quá cao không theo học được.
Còn PGS.TS Vũ Thị Hiền thì tư vấn với những trường uy tín, cho dù thí sinh chưa có đủ điều kiện kinh tế vẫn có thể tìm học bổng của trường để theo đuổi chương trình chất lượng cao. Chẳng hạn, Trường ĐH Ngoại thương có quỹ cho vay không lãi suất trợ giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
TTO - Năm học 2021-2022, các trường đại học tiếp tục tăng học phí theo lộ trình. Trong đó, nhiều trường bắt đầu áp dụng cơ chế tự chủ tài chính sẽ có mức thu học phí tăng vọt so với năm học trước.
Xem thêm: mth.26461600231401202-01-auq-gnohk-gnat-ihp-coh/nv.ertiout