vĐồng tin tức tài chính 365

Từ “bệ đỡ” thuỷ điện đến cuộc chơi năng lượng tái tạo của Trường Thành Group

2021-04-14 11:50

Lớn lên nhờ nước

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (Trường Thành Group, HoSE: TTA), dù là cái tên có phần xa lạ, nhưng lại là một “ông lớn” khi sở hữu danh mục 6 dự án năng lượng với tổng vốn lên đến 6.791 tỷ đồng.

Thời điểm ngày 18/9/2020, Trường Thành Group chính thức niêm yết cổ phiếu TTA trên sàn chứng khoán HoSE và trở thành “của hiếm” với đặc thù đầu tư năng lượng tái tạo. Mức giá tham chiếu dự kiến trong ngày đầu tiên giao dịch là 18.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa của Trường Thành Group là 2.430 tỷ đồng.

Đây là mức vốn hoá thuộc nhóm lớn nhất trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đang niêm yết. Sự xuất hiện của Trường Thành Group được coi là phép thử mở đường cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo khác lên sàn.

Theo tìm hiểu, Trường Thành Group được thành lập 2008, tại Yên Bái. Doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình năng lượng.

Giai đoạn 2004 - 2007, doanh nghiệp này đã thực hiện thành công dự án Nhà máy Thuỷ điện Suối Sập 2 (huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La) với công suất 14,4MW. Đến năm 2015, vận hành Thuỷ điện Ngòi Hút 2 với công suất 48MW, tổng kinh phí đầu tư 1.501 tỷ đồng. Hơn 1 năm sau, dự án Thuỷ điện Ngòi Hút 2A công suất 8,4MW với chi phí đầu tư 292 tỷ đồng cũng được vận hành.

Cũng trong khoảng thời gian này, năng lượng tái tạo dần trở thành xu thế phát triển mới khi có nhiều ưu thế vượt trội so với nguồn năng lượng truyền thống. Nắm bắt được điều này, Trường Thành Group là số ít các công ty tư nhân trong ngành điện Việt Nam chuyển mình và đẩy mạnh phát triển, đa dạng nguồn điện từ nguồn năng lượng tái tạo.

Ba dự án thuỷ điện nói trên chính là là nền tảng quan trọng, giúp Trường Thành Group tích luỹ nguồn lực kinh nghiệm, tạo dựng vị thế và tiến tới đầu tư vào cuộc chơi mang tên năng lượng tái tạo.

Xu hướng thị trường - Từ “bệ đỡ” thuỷ điện đến cuộc chơi năng lượng tái tạo của Trường Thành Group

Dự án nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ tại Ninh Thuận.

Hái tiền nhờ nắng và gió

Vào năm 2018, Trường Thành Group khởi công xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, công suất 61,776 MW, tổng diện tích 75ha với chi phí đầu tư là 1.457 tỷ đồng. Khoảng 1 năm sau, cụ thể là vào quý IV/2019, dự án đã bắt đầu vận hành thương mại.

Doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện 2 dự án năng lượng tái tạo khác là điện mặt trời Hồ Núi Một 1 công suất 50 MW có tổng mức đầu tư là 1.036 tỷ đồng, lắp đặt trên diện tích 60ha, được vận hành thương mại vào cuối năm 2020 và điện gió Phương Mai 1 công suất 30 MW với mức đầu tư 1.576 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích rộng 142 ha, tại Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định vận hành dự kiến trong nửa đầu năm 2021.

Trải qua hơn 1 thập niên hình thành và phát triển, Trường Thành Group đã thực hiện 5 lần tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 1.350 tỷ đồng (tính đến hết năm 2019). Đồng nghĩa, doanh nghiệp đã tăng vốn gấp 27 lần trong hơn một thập niên.

Nếu so sánh thì có thể thấy, tổng các dự án năng lượng của Trường Thành Group có tổng mức đầu tư 6.791 tỷ đồng, tức gấp hơn 5 lần vốn điều lệ công ty.

Trường Thành Group cho biết, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện chiếm 95 - 99% tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, giai đoạn 2017 - 2019, doanh thu và lợi nhuận giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do mảng kinh doanh thủy điện chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do hiện tượng El Nino.

Xu hướng thị trường - Từ “bệ đỡ” thuỷ điện đến cuộc chơi năng lượng tái tạo của Trường Thành Group (Hình 2).

Năm 2020, khi các dự án năng lượng tái tạo được đưa vào vận hành, được hưởng những chính sách ưu đãi, chính là cú huých giúp doanh thu và lợi nhuận của Trường Thành Group tăng trưởng, bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực từ El Nino và đại dịch Covid-19. Lãnh đạo doanh nghiệp này cũng thừa nhận, đây là năm mà Trường Thành Group thành công về mọi mặt.

Cụ thể, luỹ kế năm 2020, Trường Thành Group ghi nhận doanh thu thuần đạt 495 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 129 tỷ đồng, lần lượt tăng 84% và 72%. Ngoài ra, tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư ghi nhận những tín hiệu khởi sắc. Trong đó, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác đạt 61 tỷ , tăng 58% so với năm 2019.

Về cơ cấu tài sản, tổng nợ phải trả của công ty này tính đến 31/12/2020 là 3.071 tỷ, tăng 29% so với đầu năm. Theo đó, nợ ngắn hạn ghi nhận hơn 410 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với đầu năm; nợ dài hạn ghi nhận hơn 2.660 tỷ đồng, tăng 722 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của Trường Thành Group là 4.723 tỷ, tăng 21%, chủ yếu từ tài sản cố định. Năm 2021, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu 650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 256 tỷ đồng, tăng lần lượt 31%, 98% so với thực hiện trong năm 2020.

Xem thêm: lmth.172115a-oig-gnan-ohn-neit-iah-coun-ohn-nel-nol-puorg-hnaht-gnourt-cul-meit/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ “bệ đỡ” thuỷ điện đến cuộc chơi năng lượng tái tạo của Trường Thành Group”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools