KTSG số 16-2021: 'Khám tổng quát' ngân hàng
Tòa soạn KTSG
KTSG tuần này (phát hành ngày 15-4) xin giới thiệu những bài viết ở mục Sự kiện & Vấn đề liên quan đến “sức khỏe” của các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành danh sách 17 ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống. Vì có tầm quan trọng, nên “sức khỏe” của những ngân hàng này vô cùng quan trọng, đây cũng là vấn đề mà bài viết “Khám tổng quát” của tác giả Trần Hùng Sơn - Nguyễn Thị Hồng Vân muốn phân tích.
Cổ phiếu ngân hàng lúc này đắt hay rẻ? (TS. Võ Đình Trí): Cổ phiếu ngành ngân hàng cũng như các ngành khác, một cổ phiếu cụ thể có thể sẽ khác nhiều với chỉ số chung của cả ngành. Do đó, sẽ có những cổ phiếu "đắt xắt ra miếng", nhưng cũng sẽ có những cổ phiếu đắt khiến nhà đầu tư ngâm đắng nuốt cay.
Một vấn nạn cũ đang chờ tân Chính phủ (Bài Ý kiến): Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của nhiều dự án đầu tư công, nhưng tựu trung lại vẫn là vấn đề liên quan đến cơ chế và trách nhiệm.
Đổi rừng lấy sân golf (Nguyễn Khắc Giang): Chọn kinh tế và bỏ qua môi sinh về dài hạn sẽ khiến chúng ta mất cả hai.
Kiềm chế lạm phát và củng cố xuất siêu: hai cuộc chiến cần được khởi động (Nguyễn Đình Bích): Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã không còn phải đối mặt với khó khăn kép là nhập siêu lớn và lạm phát cao, bởi đã chuyển sang xuất siêu và mục tiêu kiềm chế lạm phát hoàn thành ngoài mong đợi. Thế nhưng cho tới thời điểm này, có những dấu hiệu cho thấy lạm phát và nhập siêu đang dần trở thành nỗi lo không thể xem thường.
Lạm phát của người nghèo và lạm phát của người giàu! (Châu Phan): Dù chỉ với mức lạm phát chung vừa phải thì người nghèo cũng bị ảnh hưởng nặng nề so với người giàu…
Đem luật công ty đi đáo tụng đình (LS. Trương Hữu Ngữ): Khái niệm tư cách pháp nhân của công ty ở Việt Nam dường như chỉ tồn tại trên lý thuyết.
Tài khoản mới bùng nổ, dòng tiền đổ vào chứng khoán (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã có hơn 3 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương hơn 3% dân số Việt Nam.
Cổ phiếu thép: Nhà đầu tư phải biết “đãi cát tìm vàng” (Đăng Linh): Trong quá trình “đãi cát tìm vàng” cổ phiếu ngành thép, nhà đầu tư sẽ phải theo sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai dự án đầu tư để đưa ra quyết định mua bán.
Hồi “thái lai” của cổ đông ngân hàng đã đến (Thụy Lê): Quyết định chia cổ tức với tỷ lệ khủng của hàng loạt ngân hàng đã tạo ra sự hứng khởi cho nhiều nhà đầu tư và thu hút dòng tiền vào tâm điểm là cổ phiếu ngân hàng.
Cẩn trọng với các nhịp tăng ngắn hạn của vàng (Ngọc Lan): Với dữ liệu kinh tế tốt hiện tại, có thể thấy vàng chưa có nhiều dư địa để bước vào một chu kỳ tăng giá mạnh, ngược lại có nhiều yếu tố củng cố cho đà giảm của loại tài sản này nhiều hơn.
Chưa thể “nắm” quảng cáo bất minh trên mạng (Trương Trọng Hiểu): Việc kiểm soát hoạt động quảng cáo của nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài gặp không ít khó khăn khi quy định hiện thời chỉ khoanh vùng hoạt động quảng cáo tại các trang thông tin điện tử.
Việt Nam củng cố vai trò lãnh đạo trong năng lượng tái tạo - liệu đã đủ? (Evan Scandling - Đào Thu Hằng - Alex Perera): Điện năng lượng mặt trời chiếm hơn 4% tổng sản lượng cả nước và dự kiến sẽ góp trên 9% tổng sản lượng năm 2021. Với nhiều GW điện mặt trời và điện gió được bổ sung thêm, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành nước đi đầu tại Đông Nam Á về năng lượng sạch.
Nhượng bộ mới của Mỹ về thuế doanh nghiệp toàn cầu, Việt Nam cần làm gì? (Phan Minh Ngọc): Trước những đề xuất mang tính nhượng bộ mới của Mỹ trong cuộc… cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu và phản ứng đồng thuận của một số nước trong nhóm G20, Việt Nam nên lựa chọn chính sách như thế nào?
Thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu: Đồng thuận hoặc sẽ là cơn ác mộng! (Song Thanh): …các thỏa thuận về thuế là một vấn đề chủ quyền. Và phải mất nhiều thời gian để đề xuất có thể trở thành hiện thực…
Từ vụ Peppa Pig - đối phó thế nào với vi phạm quyền nhãn hiệu ở Trung Quốc? (TS Lê Thị Thiên Hương): Qua vụ thắng kiện của Peppa Pig, có thể thấy xin công nhận “nhãn hiệu nổi tiếng” là một tính toán hợp lý cho chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài.
Trang Doanh nhân và doanh nghiệp
Cần “hộ chiếu vaccin” nhưng không quá kỳ vọng! (Đào Loan): Tuy rất muốn “hộ chiếu vaccin” được triển khai ngay để nối lại thị trường nhưng giới kinh doanh du lịch nhận định có thể giải pháp này khó tạo nên chuyển biến lớn cho sự phục hồi của du lịch trong tương lai gần do thiếu vaccin ngừa Covid-19.
Sáng kiến mới tạo việc làm trong đại dịch Covid-19 của New Zealand: Job for nature (Lê Anh Tuấn): Chính phủ New Zealand vừa thông qua một chương trình môi trường trị giá gần 900 triệu đô la Mỹ, kéo dài bốn năm, nhằm tạo khoảng 11.000 công việc mới ở quốc gia này. Đây là một trong những nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19 theo hướng có lợi cho môi trường tự nhiên, chương trình mang tên “Job for nature” (công việc cho thiên nhiên).
Doanh nghiệp giữ hay phải bán, nằm ở nhân sự (Minh Tâm): Trình độ nhân sự của doanh nghiệp Việt Nam đang là một vấn đề. Mọi người có học nhưng chưa đúng, chưa đủ, kiến thức từ các trường đào tạo bị theo sau thực tế. Nếu nhân lực không đủ trình độ thì doanh nghiệp sẽ phải bán.
Trang Văn hóa xã hội
Người mới sợ gì sóng gió (Quỳnh Thư): Chúng ta không hy vọng nhiệm kỳ của Bộ trưởng Sơn sẽ ít sóng gió hơn người tiền nhiệm vì nếu sợ nhiều sóng gió sẽ không giải quyết được những vấn đề gai góc nhất. Người mới trên đầu sóng ngọn gió phải bắt đầu ngay từ bây giờ!
Một nửa “phép lạ” trên quốc lộ 51 (Danh Đức): Việc gắn camera phạt nguội trên quốc lộ 51 đã đạt được những lợi ích về tinh thần. Lợi ích tinh thần cao nhất là tính răn đe thường trực khiến mọi người phải tuân thủ luật lệ khi sự giám sát và xử phạt là mọi nơi, mọi lúc, từ đó sẽ đưa mọi người vào khuôn phép.
Bàn về kỹ năng (Lê Minh Hoan): Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và sẽ tiếp tục thay đổi nhanh chóng hơn. Xã hội đang vận động không ngừng và sẽ tiếp tục vận động không ngừng. Không thay đổi đồng nghĩa với chấp nhận đứng ngoài cuộc.
Không khó để “gợi những âm xưa” (Nguyễn An Nam): Khi hỏi những người chơi đĩa than, băng cối lâu năm về sự “trở lại” của thú chơi này, người viết nhận được một câu hỏi nghịch: “Thú chơi này có ra đi bao giờ mà gọi là trở lại?”.
Cảm tác, rồi sao nữa? (Diễm Trang): Nếu phương Tây có Shakespeare với những tác phẩm kinh điển được hậu thế khai thác ở nhiều khía cạnh thì Việt Nam cũng có một trường hợp tương tự là Nguyễn Du và Truyện Kiều. Và mới đây nhất là phim Kiều của đạo diễn Mai Thu Huyền với một nàng Kiều không quá khứ, không vị lai, chỉ sống trọn vẹn trong hiện tại.
Nhớ tiết thanh minh xưa (Phù Sa Lộc): Thanh minh là ngày tảo mộ, ngày tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã khuất. Mong người thân đã khuất được sớm đầu thai hoặc lên tiên cảnh.
Trang Kinh tế thế giới
Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát các công ty công nghệ (Lạc Diệp): Giới chức Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện những động thái thắt chặt kiểm soát nhằm vào Alibaba và các tập đoàn công nghệ khác. Điều này được cho là sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực công nghệ và cả thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Banzai, Nhật Bản (Nguyễn Phán): Khi nhắc đến nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, các nhà phân tích thường chỉ ra ba thập kỷ trì trệ mà quốc gia này phải trải qua cùng những chính sách và đặc điểm mà các nước nên tránh nếu không muốn đi vào vết xe đổ.
Xem thêm: lmth.gnah-nagn-tauq-gnot-mahk-1202-61-os-gstk/344513/nv.semitnogiaseht.www