- YouTuber Thơ Nguyễn bị xử phạt 7,5 triệu đồng
- Ẩn hết video, Thơ Nguyễn xin lỗi em nhỏ và phụ huynh
- Đề nghị chặn kênh và tạm khóa tài khoản nếu Thơ Nguyễn không hợp tác
- Tất cả video trên TikTok của Thơ Nguyễn đã biến mất
Xin hãy trả lời thành thực: bạn có dùng điện thoại thông minh kết nối internet không? Nếu đang sống ở thành phố, câu trả lời của bạn phần nhiều là "có". Điều ấy không phải là một tội lỗi, bởi sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng các thiết bị kết nối internet là xu thế tất yếu của loài người văn minh. Những con số thống kê đáng tin cậy nói rằng, trái đất hiện có trên 7 tỷ người thì có tới trên 4 tỷ người sử dụng Internet hàng ngày.
Thống kê này còn nói rõ, thời lượng sử dụng trung bình là 6 tiếng 43 phút. Nào, giờ hãy bình tĩnh hình dung lại xem, thời gian sử dụng điện thoại hằng ngày của bạn thấp hay cao hơn con số trung bình này? Những chiếc điện thoại thông minh đều có chức năng thống kê thời lượng sử dụng của người dùng trong một ngày, một tuần, một tháng.
Thậm chí nó còn thống kê cụ thể xem thời lượng bạn vào mạng xã hội, vào các trang web, vào các chức năng sẵn có trên điện thoại là bao nhiêu. Rất nhiều người đã giật mình khi mở chức năng thống kê này ra xem, vì họ không nghĩ mình đã "bán" cuộc đời trên điện thoại triền miên đến thế. Nói khái quát, họ không nghĩ các thiết bị công nghệ lại có thể xâm nhập và bòn rút cuộc đời mình nhiều đến thế.
Xem nào, nếu là những người thuộc thế hệ 7X, 8X, hẳn bạn vẫn nhớ những bữa cơm gia đình trong những năm 80, 90 của thế kỷ 20? Bữa trưa hay bữa tối đều như vậy: tất cả các thành viên trong một gia đình ngồi quây tròn xung quanh một mâm cơm. Mọi người vừa ăn cơm vừa nhẹ nhàng nói chuyện với nhau. Nhưng rồi một ngày, chiếc ti vi trở nên phổ biến, "bữa cơm hình tròn" - hãy tạm gọi thế lập tức bị khoét một góc, và dần dần nó biến thành "bữa cơm hình chữ nhật".
Chúng ta ngồi bàn ăn, và các thành viên trong gia đình có xu thế ngồi thành 3 cạnh của hình chữ nhật, để hở một cạnh mà tất cả cùng có thể hướng về. Phía trên cạnh để hở là một chiếc ti vi. Vừa ăn cơm, vừa xem thời sự, điều ấy đã trở thành thói quen bất khả cưỡng lại của nhiều người. Khi cái ti vi hiện diện trong bữa ăn gia đình của chúng ta, đem lại rất nhiều "lợi ích thông tin" cho chúng ta thì nó cũng đồng thời cướp đi một phần nào đó những đặc sản của mô hình bữa ăn truyền thống - nơi chỉ có chúng ta và chúng ta. Còn bây giờ, những chiếc điện thoại thông minh lại cướp thêm một phần ghê gớm nữa.
Bất luận là "bữa ăn hình tròn", "bữa ăn hình chữ nhật" hay "bữa ăn hình vuông" thì một hình ảnh phổ biến ở nhiều gia đình là: nhiều người vừa ăn vừa cầm điện thoại. Có cả ti tỉ lý do để dùng điện thoại lúc này: Cập nhật một tin tức nóng, kiểm đếm số lượng like cho một tấm ảnh đẹp mình vừa Post, rình mò xem có comment khiêu khích, gây sự nào hay không. Nếu có, phải phát hiện ngay, phát hiện sớm, để có thể đưa ra những giải pháp ứng biến kịp thời.
Đây là câu chuyện của phần lớn chúng ta, chứ không phải là của những đứa trẻ. Chính chúng ta đã sử dụng điện thoại triền miên, vô tội vạ. Chính chúng ta đã để nó thường trực hiện diện trong bữa ăn, trong giấc ngủ, trong giờ làm việc của mình. Nếu chính bản thân chúng ta cũng đang mù quáng tôn sùng điện thoại theo cách ấy thì con cái chúng ta tôn sùng điện thoại, coi mạng xã hội là cuộc đời, coi google là chân lý cũng chẳng có gì khó hiểu.
Giờ hãy thử hình dung xem cách chúng ta - con cái chúng ta - và những chiếc điện thoại, 3 chủ thể trong một gia đình đã tương tác với nhau như thế nào? Khi chúng ta bắt đầu có những đứa con, một trong những việc làm đầu tiên của chúng ta là giơ điện thoại vào mặt chúng để ghi lại những hình ảnh đầu đời của chúng.
Sẽ có người cất những hình ảnh này vào ổ cứng, nhưng không ít người sẽ post tức thì lên facebook hoặc để "bố cáo" với thiên hạ: "Tôi đã có con" hoặc đơn giản để: một năm sau, năm năm sau, mười năm sau, facebook sẽ nhắc lại kỷ niệm đặc biệt này. Có nghĩa là thông qua chúng ta, một đứa trẻ đã tương tác với điện thoại, đã hiện diện trên mạng xã hội ngay từ khi chúng mới lọt lòng.
Rồi chúng lớn lên, trở thành những cô/ cậu nhõng nhẽo mỗi khi ăn bột hoặc mỗi khi cùng bố mẹ đi chơi. Hãy trả lời thành thực xem, lúc đó chúng ta làm gì? Cách làm phổ biến nhất hiện nay là ném ngay một chiếc điện thoại vào mặt chúng. Có cả trăm ngàn những chương trình để "bé hết khóc", "bé ăn ngoan", "bé ngủ ngoan" trên youtube, trên mạng xã hội và trên các website.
Vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, để "bé hết khóc", những ông bố bà mẹ phải cưng nựng, phải rong đi chơi, rồi thi thoảng là phải đem "ông ba bị" ra dọa, nhưng bây giờ cứ ném cho chúng một chiếc điện thoại là xong. Vậy là, để giản tiện hơn cho mình, thêm một lần nữa chúng ta lại đẩy con cái vào gần hơn thế giới của điện thoại và mạng internet.
Điều gì xảy ra khi những đứa trẻ đến tuổi tới trường? Thật ra lúc này những chiếc điện thoại/ máy tính là rất quan trọng, vì nó giúp những đưa trẻ có thêm một công cụ để tìm kiếm, mở mang tri thức. Trong thời điểm chúng ta phải thực hiện cách ly xã hội để phòng ngừa COVID-19 thì vai trò của điện thoại/ máy tính là càng rõ, vì nó là công cụ tất yếu để những đứa trẻ có thể tham gia những buổi giáo dục Online. Bây giờ với trẻ lớp 2, lớp 3, kỹ năng lướt phím, vào mạng, truy cập các trang web phần lớn đều thuần thục.
Một vấn đề đặt ra: trước khi trao cho con cái một chiếc điện thoại kết nối Internet, chúng ta đã nói gì với những đứa trẻ? Và trong suốt quá trình những đứa trẻ lang thang trên mạng, chúng ta đã thực hiện vai trò quản trị của mình ra sao? Rima Kasai, một cô bé học lớp 8 ở Nhật Bản trong một ngày nọ đột ngột lao vào đoàn tàu đang chạy ở thành phố Aomori. Quá sửng sốt, gia đình và nhà trường đi tìm lý do mới tá hoả: cô bé là nạn nhân của hiện tượng "bắt nạt trên mạng" vốn là hiện tượng được cảnh báo trên toàn thế giới.
Năm 2019, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc thực hiện một cuộc khảo sát đặc biệt ở 30 quốc gia và đưa ra kết luận: 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia này từng là nạn nhân của những vụ bắt nạt trên mạng. Trung bình, cứ 5 em có 1 em phải bỏ học vì điều này. Mà "bỏ học" còn là hậu quả có thể khắc phục, chứ tìm đến cái chết như cô bé Rima Kasai thì quả là vô cùng bi kịch.
Bắt nạt trên mạng, rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng, tham gia vào quá trình tiếp cận các thông tin độc hại trên mạng… chỉ là hữu hạn những hậu quả trong vô số những hậu quả mà chúng ta còn chưa kịp hình dung tới khi để những đứa trẻ mặc sức lang thang trên mạng. Trở lại với Clip về một con búp bê độc hại gây xôn xao dư luận của một youtuber nổi tiếng, chắc chắn là có không ít những đứa trẻ xem clip đó, và toàn bộ quá trình xem clip đó cũng chính là quá trình nuôi nấng cái ác, cái xấu trong lòng chúng. Vụ việc này không chỉ đặt ra những vấn đề về việc giám sát, quản lý thông tin của những nhà quản trị xã hội, mà còn cảnh tỉnh các bậc cha mẹ về việc quản trị cách thức sử dụng điện thoại thông minh của con cái mình.
Trong rất nhiều trường hợp, chính những ông bố/ bà mẹ hôm nay cũng luỵ vào điện thoại, chìm đắm vào mạng xã hội, cho nên một khoảnh khắc tự ngừng lại, tự xem xét lại mình trước khi thực hiện một quá trình quản trị/ giáo dục hiệu quả với con cái mình là điều vô cùng cần thiết.
Xin hãy trả lời thành thực: bạn có dùng điện thoại thông minh kết nối internet không? Nếu đang sống ở thành phố, câu trả lời của bạn phần nhiều là "có". Điều ấy không phải là một tội lỗi, bởi sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng các thiết bị kết nối internet là xu thế tất yếu của loài người văn minh. Những con số thống kê đáng tin cậy nói rằng, trái đất hiện có trên 7 tỷ người thì có tới trên 4 tỷ người sử dụng Internet hàng ngày.
Thống kê này còn nói rõ, thời lượng sử dụng trung bình là 6 tiếng 43 phút. Nào, giờ hãy bình tĩnh hình dung lại xem, thời gian sử dụng điện thoại hằng ngày của bạn thấp hay cao hơn con số trung bình này? Những chiếc điện thoại thông minh đều có chức năng thống kê thời lượng sử dụng của người dùng trong một ngày, một tuần, một tháng.
Thậm chí nó còn thống kê cụ thể xem thời lượng bạn vào mạng xã hội, vào các trang web, vào các chức năng sẵn có trên điện thoại là bao nhiêu. Rất nhiều người đã giật mình khi mở chức năng thống kê này ra xem, vì họ không nghĩ mình đã "bán" cuộc đời trên điện thoại triền miên đến thế. Nói khái quát, họ không nghĩ các thiết bị công nghệ lại có thể xâm nhập và bòn rút cuộc đời mình nhiều đến thế.
Xem nào, nếu là những người thuộc thế hệ 7X, 8X, hẳn bạn vẫn nhớ những bữa cơm gia đình trong những năm 80, 90 của thế kỷ 20? Bữa trưa hay bữa tối đều như vậy: tất cả các thành viên trong một gia đình ngồi quây tròn xung quanh một mâm cơm. Mọi người vừa ăn cơm vừa nhẹ nhàng nói chuyện với nhau. Nhưng rồi một ngày, chiếc ti vi trở nên phổ biến, "bữa cơm hình tròn" - hãy tạm gọi thế lập tức bị khoét một góc, và dần dần nó biến thành "bữa cơm hình chữ nhật".
Chúng ta ngồi bàn ăn, và các thành viên trong gia đình có xu thế ngồi thành 3 cạnh của hình chữ nhật, để hở một cạnh mà tất cả cùng có thể hướng về. Phía trên cạnh để hở là một chiếc ti vi. Vừa ăn cơm, vừa xem thời sự, điều ấy đã trở thành thói quen bất khả cưỡng lại của nhiều người. Khi cái ti vi hiện diện trong bữa ăn gia đình của chúng ta, đem lại rất nhiều "lợi ích thông tin" cho chúng ta thì nó cũng đồng thời cướp đi một phần nào đó những đặc sản của mô hình bữa ăn truyền thống - nơi chỉ có chúng ta và chúng ta.
Còn bây giờ, những chiếc điện thoại thông minh lại cướp thêm một phần ghê gớm nữa. Bất luận là "bữa ăn hình tròn", "bữa ăn hình chữ nhật" hay "bữa ăn hình vuông" thì một hình ảnh phổ biến ở nhiều gia đình là: nhiều người vừa ăn vừa cầm điện thoại. Có cả ti tỉ lý do để dùng điện thoại lúc này: Cập nhật một tin tức nóng, kiểm đếm số lượng like cho một tấm ảnh đẹp mình vừa Post, rình mò xem có comment khiêu khích, gây sự nào hay không. Nếu có, phải phát hiện ngay, phát hiện sớm, để có thể đưa ra những giải pháp ứng biến kịp thời.
Đây là câu chuyện của phần lớn chúng ta, chứ không phải là của những đứa trẻ. Chính chúng ta đã sử dụng điện thoại triền miên, vô tội vạ. Chính chúng ta đã để nó thường trực hiện diện trong bữa ăn, trong giấc ngủ, trong giờ làm việc của mình. Nếu chính bản thân chúng ta cũng đang mù quáng tôn sùng điện thoại theo cách ấy thì con cái chúng ta tôn sùng điện thoại, coi mạng xã hội là cuộc đời, coi google là chân lý cũng chẳng có gì khó hiểu.
Giờ hãy thử hình dung xem cách chúng ta - con cái chúng ta - và những chiếc điện thoại, 3 chủ thể trong một gia đình đã tương tác với nhau như thế nào? Khi chúng ta bắt đầu có những đứa con, một trong những việc làm đầu tiên của chúng ta là giơ điện thoại vào mặt chúng để ghi lại những hình ảnh đầu đời của chúng.
Sẽ có người cất những hình ảnh này vào ổ cứng, nhưng không ít người sẽ post tức thì lên facebook hoặc để "bố cáo" với thiên hạ: "Tôi đã có con" hoặc đơn giản để: một năm sau, năm năm sau, mười năm sau, facebook sẽ nhắc lại kỷ niệm đặc biệt này. Có nghĩa là thông qua chúng ta, một đứa trẻ đã tương tác với điện thoại, đã hiện diện trên mạng xã hội ngay từ khi chúng mới lọt lòng.
Rồi chúng lớn lên, trở thành những cô/ cậu nhõng nhẽo mỗi khi ăn bột hoặc mỗi khi cùng bố mẹ đi chơi. Hãy trả lời thành thực xem, lúc đó chúng ta làm gì? Cách làm phổ biến nhất hiện nay là ném ngay một chiếc điện thoại vào mặt chúng. Có cả trăm ngàn những chương trình để "bé hết khóc", "bé ăn ngoan", "bé ngủ ngoan" trên youtube, trên mạng xã hội và trên các website.
Vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, để "bé hết khóc", những ông bố bà mẹ phải cưng nựng, phải rong đi chơi, rồi thi thoảng là phải đem "ông ba bị" ra dọa, nhưng bây giờ cứ ném cho chúng một chiếc điện thoại là xong. Vậy là, để giản tiện hơn cho mình, thêm một lần nữa chúng ta lại đẩy con cái vào gần hơn thế giới của điện thoại và mạng internet.
Điều gì xảy ra khi những đứa trẻ đến tuổi tới trường? Thật ra lúc này những chiếc điện thoại/ máy tính là rất quan trọng, vì nó giúp những đưa trẻ có thêm một công cụ để tìm kiếm, mở mang tri thức. Trong thời điểm chúng ta phải thực hiện cách ly xã hội để phòng ngừa COVID-19 thì vai trò của điện thoại/ máy tính là càng rõ, vì nó là công cụ tất yếu để những đứa trẻ có thể tham gia những buổi giáo dục Online.
Bây giờ với trẻ lớp 2, lớp 3, kỹ năng lướt phím, vào mạng, truy cập các trang web phần lớn đều thuần thục. Một vấn đề đặt ra: trước khi trao cho con cái một chiếc điện thoại kết nối Internet, chúng ta đã nói gì với những đứa trẻ? Và trong suốt quá trình những đứa trẻ lang thang trên mạng, chúng ta đã thực hiện vai trò quản trị của mình ra sao? Rima Kasai, một cô bé học lớp 8 ở Nhật Bản trong một ngày nọ đột ngột lao vào đoàn tàu đang chạy ở thành phố Aomori.
Quá sửng sốt, gia đình và nhà trường đi tìm lý do mới tá hoả: cô bé là nạn nhân của hiện tượng "bắt nạt trên mạng" vốn là hiện tượng được cảnh báo trên toàn thế giới. Năm 2019, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc thực hiện một cuộc khảo sát đặc biệt ở 30 quốc gia và đưa ra kết luận: 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia này từng là nạn nhân của những vụ bắt nạt trên mạng. Trung bình, cứ 5 em có 1 em phải bỏ học vì điều này. Mà "bỏ học" còn là hậu quả có thể khắc phục, chứ tìm đến cái chết như cô bé Rima Kasai thì quả là vô cùng bi kịch.
Bắt nạt trên mạng, rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng, tham gia vào quá trình tiếp cận các thông tin độc hại trên mạng… chỉ là hữu hạn những hậu quả trong vô số những hậu quả mà chúng ta còn chưa kịp hình dung tới khi để những đứa trẻ mặc sức lang thang trên mạng.
Trở lại với Clip về một con búp bê độc hại gây xôn xao dư luận của một youtuber nổi tiếng, chắc chắn là có không ít những đứa trẻ xem clip đó, và toàn bộ quá trình xem clip đó cũng chính là quá trình nuôi nấng cái ác, cái xấu trong lòng chúng. Vụ việc này không chỉ đặt ra những vấn đề về việc giám sát, quản lý thông tin của những nhà quản trị xã hội, mà còn cảnh tỉnh các bậc cha mẹ về việc quản trị cách thức sử dụng điện thoại thông minh của con cái mình.
Trong rất nhiều trường hợp, chính những ông bố/ bà mẹ hôm nay cũng luỵ vào điện thoại, chìm đắm vào mạng xã hội, cho nên một khoảnh khắc tự ngừng lại, tự xem xét lại mình trước khi thực hiện một quá trình quản trị/ giáo dục hiệu quả với con cái mình là điều vô cùng cần thiết.
Vương Trọng TínXem thêm: /383536-uad-o-em-ab-ob-gno-gnuhn-auc-meihn-hcarT/gtna-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac.gtna