Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến 5 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất ở Đông Nam Á bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng trưởng chung 4,9% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 5,2% trước đó.
Theo Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF, ông Jonathan Ostry, nguyên nhân khiến triển vọng kinh tế của một số nước Đông Nam Á giảm là do sự gia tăng của số ca mắc COVID-19 và các đợt phong tỏa mới.
Việc hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế Đông Nam Á được đưa ra khi IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ 7,3% lên 7,6% cho năm nay. Tổ chức này cũng nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2021 từ 5,5% lên 6%.
Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 8,4% trong năm nay. (Ảnh minh họa: Xinhua)
"Các nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đứng sau triển vọng tươi sáng của khu vực châu Á - Thái BÌnh Dương", ông Ostry nhận định.
IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng các nền kinh tế lớn khác của khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 8,4% trong năm nay, cao hơn mức dự báo trước đó là 8,1%. Trong khi Ấn Độ cũng được dự báo sẽ tăng 12,5%, nhanh hơn so với dự báo 11,5% được đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, ông Ostry cảnh báo "nỗi lo lớn" với số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ. Trong tuần qua, quốc gia Nam Á này đã vượt Brazil trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ chỉ được phát hiện ở một số bang hoặc khu vực nhất định.
Ngoài ra, IMF cảnh báo sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế châu Á có thể vẫn không đồng đều trong ít nhất là 5 năm tới.
VTV.vn - Trong báo cáo tháng 4, các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay lên mức cao chưa từng thấy trong hơn 4 thập niên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.36353530051401202-a-man-gnod-auc-gnourt-gnat-oab-ud-ah-fmi/et-hnik/nv.vtv