vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Nông nghiệp yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thực phẩm chay

2021-04-16 03:58

Bộ Nông nghiệp yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thực phẩm chay

Vũ Yến

(KTSG Online) - Sau một loạt các vụ ngộ độc thực phẩm chay xảy ra gần đây, thậm chí ngộ độc gây chết người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 14-4, đã chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động chế biến, kinh doanh loại thực phẩm này.

Pate thương hiệu Minh Chay là sản phẩm đã gây ra một số vụ ngộ độc trong năm 2020. Ảnh: website DN

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương triển khai, thực hiện về công tác quản lý thực phẩm chay.

Vào tháng 9-2020, nhiều người bị ngộ độc do sử dụng patê chay. Riêng TPHCM đã tiếp nhận 10 trường hợp ngộ độc Botulinum liên quan đến sản phẩm patê Minh Chay.

Ngày 25-3-2021 ba bệnh nhân Bình Dương cấp cứu tại các bệnh viện ở TPHCM nghi bị ngộ độc do sử dụng patê chay và 1 người đã tử vong.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị quản lý liên quan tiến hành phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay.

"Không dùng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng và đúng liều lượng quy định", văn bản nêu rõ.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nhân, xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên tiêu chuẩn HACCP, đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ tại công đoạn tiệt trùng (thời gian, nhiệt độ tiệt trùng); điều kiện bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ sản phẩm.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng những lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nói chung, thực phẩm chay nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua, sử dụng sản phẩm được bảo quản đúng như công bố trên nhãn của nhà sản xuất.

"Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua/ tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm", văn bản nêu rõ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm chay tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay hoạt động rất đa dạng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, trang thiết bị và thực hành chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển… còn hạn chế, rủi ro gây ngộ độc rất cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những rủi ro lạm dụng hóa chất, phụ gia cũng như nhiễm vi sinh vật dẫn đến sinh ra độc tố là rất cao. Điển hình là các trường hợp ngộ độc khi sử dụng pate Minh Chay năm 2020, ngộ độc sản phẩm chay tháng 3- 2021 tại Bình Dương...

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ ăn chay, bảo đảm an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo đúng quy định.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.

Độc tố Botulinum từ đâu mà có?

Chất độc botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra. Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí.C.botulinum phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất vườn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày...

Vi khuẩn C.botulinum có đặc điểm kỵ khí, do đó không thể phát triển ở những nơi thông gió tốt, có đủ oxy. Đồng thời, vi khuẩn cũng không phát triển được ở môi trường chua (pH <4.6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố botulinum. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trước đây hay gặp ngộ độc thịt hộp, tuy nhiên các thực phẩm khác như rau, củ, quả, thịt, hải sản,... nếu được sản xuất và bảo quản không đúng cách đều có thể gây ngộ độc độc tố clostridium botulinum.

Nguồn: Vinmec

 

Xem thêm: lmth.yahc-mahp-cuht-hnaod-hnik-gnod-taoh-hnihc-nahc-uac-uey-peihgn-gnon-ob/474513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ Nông nghiệp yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thực phẩm chay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools