vĐồng tin tức tài chính 365

Chỉ số PCI - Bộ công cụ buộc địa phương “bớt nói suông, tăng làm thật”

2021-04-16 10:34

Ngày 15/4, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020 đã chính thức được công bố. Bảng xếp hạng này ngày càng được quan tâm vì đã nhiều năm qua, đây vẫn được coi là một công cụ đo lường thực tế, là tiếng nói của hàng chục nghìn doanh nghiệp về chất lượng điều hành và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Chỉ số này cho biết nơi nào là "miền đất hứa" cho doanh nghiệp.

Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạnh PCI 2020

Quảng Ninh 4 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng, kế đến là Đồng Tháp, Long An và Bình Dương. Thủ đô Hà Nội nằm trong top 10, TP Hồ Chí Minh lọt top 20.

PCI 2020 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam tiếp tục xu hướng cải thiện. Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn như tiêu chí đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế được doanh nghiệp ghi nhận đã có thay đổi đáng kể.

Chỉ số năm nay dựa trên khảo sát, ghi nhận ý kiến phản hồi của 12.300 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

"Năm nay khoảng cách các tỉnh đứng đầu và phía sau đang rút ngắn lại hay xu hướng hội tụ có thể thấy rõ trong bảng xếp hạng CPI. Điều này cho thấy rõ rằng việc cải cách hành chính, môi trường kinh doanh không diễn ra ở một và tỉnh nữa, mà diễn ra rộng khắp, phổ biến ở nhiều vùng miền…", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp Chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay.

Chỉ số PCI - Bộ công cụ buộc địa phương “bớt nói suông, tăng làm thật” - Ảnh 1.

Quảng Ninh năm thứ 4 liên tiếp đứng đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Sự hài lòng của doanh nghiệp là mục tiêu lớn nhất

Theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020, Đồng Tháp giữ vị trí thứ 2 cả nước. Đồng Tháp cũng một lần nữa vượt qua kỷ lục của chính mình, khi đạt gần 73 điểm trên bảng xếp hạng và xác lập năm thứ 13 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Địa phương này cũng đã ghi dấu ấn của mình với vị trí đứng đầu trong một loạt chỉ số thành phần.

Dẫn đầu 6/10 nội dung của bảng xếp hạng như tiếp cận đất đai, minh bạch, tính năng động của chính quyền tỉnh…., với Đồng Tháp PCI là thước đo trong từng thời điểm để tiếp tục nỗ lực điều hành, cải cách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Ở một địa phương có cơ sở hạ tầng chưa phải là nổi bật nhưng chính quyền đã khai thác lĩnh vực khác để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Tỉnh Đồng Tháp cũng đặt ra mục tiêu giảm 30% cuộc họp để đến trực tiếp với cơ sở.

Thứ hạng là sự ghi nhận trên giấy tờ nhưng sự hài lòng của doanh nghiệp mới chính là thước đo quan trọng nhất đối với tiến trình cải cách của địa phương. Năm vừa qua, Đồng Tháp có 610 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký hơn 4.096 tỷ đồng. 2020 cũng là năm Đồng Tháp có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất từ trước đến nay.

Chỉ số PCI - Bộ công cụ buộc địa phương “bớt nói suông, tăng làm thật” - Ảnh 2.

Với một kết quả cải cách bền vững, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. "Nơi nào có môi trường kinh doanh được doanh nghiệp đánh giá tích cực, nơi đó có dấu ấn rất quan trọng của người đứng đầu bộ máy chính quyền bởi khi người đứng đầu vào cuộc một cách tích cực, năng động, sáng tạo và quan tâm đến vấn đề của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh thì chắc chắn nơi đó sẽ có những chuyển động rất mạnh mẽ", ông Đậu Anh Tuấn nói.

Trong kết quả công bố ngày 15/4, tính minh bạch là tiêu chí cần cải thiện. Đặc biệt là các thông tin liên quan quy hoạch, chất lượng thông tin trên các website chính quyền các tỉnh. PCI năm nay cũng cho thấy mức độ lạc quan và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đang sụt giảm mạnh, chỉ 41% doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh so với mức 51% của năm ngoái. Đây là mức thấp nhất kể từ khủng hoảng kinh tế 2012 - 2013.

Trên 73% doanh nghiệp nhận định "Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành". Cùng với đó 60% doanh nghiệp cho biết "Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện".

Ra đời 16 năm nay, việc đo chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã ngày càng có uy tín. Đó là một trong những công cụ đánh giá, giám sát hiệu quả năng lực điều hành của các tỉnh thành. Một khi đã có giám sát công khai và độc lập thì tất yếu sẽ có sự dè chừng, buộc các địa phương "bớt nói suông, tăng làm thật". Tất nhiên PCI không nói lên tất cả sự phát triển toàn diện của một địa phương, nhưng là một kết quả giám sát tiêu biểu đáng để nhân rộng, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm trong điều hành kinh tế của các địa phương. 


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.78482017061401202-taht-mal-gnat-gnous-ion-tob-gnouhp-aid-coub-uc-gnoc-ob-icp-os-ihc/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chỉ số PCI - Bộ công cụ buộc địa phương “bớt nói suông, tăng làm thật””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools