Trách nhiệm cơ quan tố tụng đến đâu?
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12-2020, TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tuyên phạt Nguyễn Trần Hoàng Phong bảy năm sáu tháng tù và buộc bị cáo này bồi thường 1,4 tỉ đồng cho chị Nguyễn Thị Bích Hường (nữ tiếp viên hàng không) và 477 triệu đồng cho gia đình tài xế xe ôm công nghệ.
Chị Hường và gia đình tài xế xe ôm công nghệ kháng cáo. Ngày 9-4, TAND TP.HCM đưa vụ án này ra xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, phiên tòa đã bị hoãn do luật sư của bị cáo vắng mặt không lý do. HĐXX ấn định thời gian mở lại phiên tòa vào ngày 22-4.
Điều 128 BLTTHS hiện hành quy định biện pháp kê biên tài sản được áp dụng đối với bị can, bị cáo bị truy tố về tội có quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo khoản 1 Điều 113 BLTTHS (trong đó, thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, viện trưởng, phó viện trưởng VKSND các cấp) có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
Theo quy định trên thì trường hợp của Phong thuộc một trong ba trường hợp cần kê biên tài sản để đảm bảo vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự. Tuy nhiên, điều này đã không được cơ quan tố tụng thực hiện mà ngược lại, Phong còn được tạo điều kiện để chuyển nhượng tài sản duy nhất là căn nhà cho mẹ ruột mình.
Xem thêm: lmth.226979-em-ohc-ahn-nab-sedecrem-ex-iat-os-oh/taul-pahp/nv.olp