vĐồng tin tức tài chính 365

Nhường ghế khi đi xe buýt, nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn

2021-04-20 10:24
Nhường ghế khi đi xe buýt, nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn - Ảnh 1.

Nhường ghế khi đi xe buýt, nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn - Ảnh: H.T

Sau đây là bài viết của tác giả Hoa Thị tham gia chương trình chuyến xe văn minh.

"Mỗi khi nghe chữ tình nghĩa, tôi thường nghĩ ngay đó là phẩm chất dễ gặp nơi những người lớn tuổi, những người có nhiều thời gian từng trải với nhau. Bạn có trực giác giống như thế không? Nếu không thì tốt, mà nếu có cũng chẳng sao, vì thế nào bạn cũng sẽ thay đổi lối suy nghĩ đó khi gặp những con người rất trẻ nhưng cũng rất tình nghĩa ở Sài Gòn.

Tôi phải cám ơn các hợp tác xã vận tải xe buýt lắm. Vì dẫu cho đâu đó có chuyện không hay trên một vài chuyến xe, nhưng nhờ đi xe buýt, tôi đã gặp rất nhiều nghĩa cử đẹp của các bạn trẻ cùng tham gia phương tiện này.

Thời là sinh viên ở Sài Gòn, mỗi lần về quê, tôi phải đi hai tuyến xe buýt, một tuyến thuộc Sài Gòn, tuyến còn lại thuộc tỉnh. Xe buýt vào dịp cuối tuần lúc nào cũng đông, nhưng đa số vẫn là dân "trẻ". 

Khi chuyển trạm, tôi thấy một sự khác biệt rõ rệt. Thường thì đám trẻ chúng tôi từ Sài Gòn về, lên một thoáng là hầu như phủ hết ghế ngồi. Sau đó, một người lớn tuổi, một phụ nữ có con nhỏ, ... bước lên xe. Hết ghế trống, họ nhìn quanh: người thì ngủ, người mải lướt điện thoại, người đeo khẩu trang, nội mũ che kín hết,… tất cả cố gắng để khỏi nhìn thấy nhu cầu cần một chiếc ghế của người mới bước lên. 

Trong hoàn cảnh đó, tôi vẫn nhường ghế cho họ, nhưng có lần tôi nghĩ thầm: "Sao họ lại dửng dưng khi để một bạn nữ phải đứng nhỉ?". 

Nhường ghế khi đi xe buýt, nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn - Ảnh 2.

Xe buýt ở Sài Gòn thật thú vị: khi một người lớn tuổi bước lên xe, sẽ có một bạn trẻ tình nguyện nhường ghế - Ảnh: H.T

Trên xe buýt ở Sài Gòn thì khác: khi một người lớn tuổi bước lên xe, sẽ có một bạn trẻ tình nguyện nhường ghế cho người đó. Lạ thật, cũng những con người ấy, chỉ đổi sang một chiếc xe khác là họ không dám làm một hành động tốt như ở chuyến xe trước. 

Tôi chia sẻ điều này với mấy người bạn. Sau vài lần trao đổi, tôi thấy dễ cảm thông hơn về vấn đề này. 

Tôi nhận ra rằng, ở tỉnh thì ít cơ hội, ít người làm như thế, nên các bạn sợ trở thành "anh hùng", sợ bị ai đó nghĩ là "bày đặt", sợ… đủ thứ, và cả sợ đứng mỏi chân nữa. Thế là họ chọn "im lặng là vàng" - "Ai sao tôi vậy cho an toàn!". 

Sau khi tốt nghiệp, tôi đi tu, mỗi năm về quê một, hai lần. Một lần nọ, khi từ quê lên nhà dòng, xe khách thả tôi xuống gần trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Đủ loại quà quê tôi hí hửng vác đi từ nhà giờ lại trở nên thứ ngán ngẩm: Đem bấy nhiêu thứ lên xe buýt quả là nhọc nhằn và phiền phức, tiện nhất là gọi một chị trong dòng mang xe máy ra chở hàng rồi cùng về. 

Thực ra, trước khi đi, tôi dự định là khi xe gần đến trạm chuyển sẽ gọi điện cho nhà dòng, nhưng tôi quên mất. Lúc xuống xe tôi mới "giác ngộ", mà lại chẳng có điện thoại (sống trong nhà dòng, tôi không cần và cũng không có thói quen sử dụng điện thoại di động). 

Tôi gặp một em sinh viên, đeo khẩu trang, đang ngồi ở trạm xe buýt. Tôi hỏi mượn điện thoại của em để gọi ... Chuông mấy lượt mà vẫn chưa ai nhấc máy. Tôi đành cám ơn, gửi lại điện thoại cho em rồi lững thững trở lại với đống đồ của mình, định ít phút nữa sẽ mượn điện thoại của một người khác. Tôi chưa kịp tiến hành phương án hai, cậu sinh viên lúc nãy đã cầm một chiếc điện thoại khác đến:

Chị ơi, chị gọi thử bằng máy này xem sao?

Một chiếc điện thoại khác - của bạn cậu ấy. Thì ra là cậu đang chờ bạn, khi bạn đến, cậu mượn điện thoại của bạn mà đưa cho tôi. (Cậu tưởng tôi không gọi được là do điện thoại của cậu). Được rồi! Lần này thì có người nhấc máy… Hai bạn trẻ chờ tôi "giao dịch" xong, nhận lại điện thoại cùng với lời cám ơn của tôi rồi bắt đầu hành trình của mình. 

Tuy mệt nhưng tôi thấy vui vui. Không phải vì được việc, nhưng vì biết rằng những người trẻ vẫn rất hào hiệp chứ không ích kỉ, không dửng dưng như người ta thường nghĩ. Theo tôi, chỉ là vì các bạn thiếu những cơ hội để diễn tả mà thôi.

Qua những điều nho nhỏ như thế (còn nhiều chuyện tương tự) tôi thấy bạn trẻ Sài Gòn dễ thương thật. 

Họ không vồn vã, không hồ hởi, nhưng khi cần giúp thì họ rất hào hiệp, rất chu đáo và dễ dàng chia sẻ. Họ lịch sự nhưng cũng rất mộc, rất chất!  

Hãy tin tưởng ở họ, hãy động viên, hãy gợi ý, và cho họ cơ hội để bộc lộ lòng tốt, bạn sẽ nhận ra rất nhiều tâm hồn giàu tình nghĩa nơi người trẻ Sài Thành."

Chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" cần được lan tỏa

Theo bạn, việc nhường ghế khi đi xe buýt, có phải là nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn? Là người đi đường, bạn muốn góp ý điều gì để cải thiện tình trạng giao thông hiện nay?

Hãy cùng lan tỏa những hành vi giao thông văn minh qua chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Grab Việt Nam.

Bạn chỉ cần truy cập vào https://tuoitre.vn/chuyenxevanminh và lần lượt thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Đề xuất 1 thói quen nhỏ mà bạn nghĩ là sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông (Ví dụ: quên gạt chân chống, bóp kèn xe inh ỏi, sử dụng điện thoại khi đang lái xe…)

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong phần bảng hiện ra sau khi bạn ấn nút "Gửi".

Bước 3: Chia sẻ đường link thói quen mà bạn vừa đề xuất lên trang Facebook cá nhân ở chế độ "Công khai" và kêu gọi người thân, bạn bè vào bình chọn.

Ban tổ chức sẽ trao 10 phần thưởng (1 triệu đồng/người) từ đơn vị đồng hành Grab Việt Nam đến 10 người tham gia có bài viết được bình chọn nhiều nhất tính đến ngày 07-5-2021.

'Bông hồng thép' cứu hộ giao thông đêm

TTO - Suốt 4 năm nay, hình ảnh người phụ nữ với chiếc túi cứu thương, rong ruổi trên những cung đường để hỗ trợ người bị hư xe, bị tai nạn giao thông đã trở nên quen thuộc với người dân phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Xem thêm: mth.96064921191401202-nog-ias-ert-iougn-auc-aoh-nav-ten-tyub-ex-id-ihk-ehg-gnouhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhường ghế khi đi xe buýt, nét văn hóa của người trẻ Sài Gòn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools