Các bị cáo tại toà - Ảnh: NAM ANH
Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều 20-4, Tòa án nhân dân TP Hà Nội ra phán quyết với 19 bị cáo trong vụ đại án tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị liên quan.
Theo đó, hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu tổng giám đốc TISCO) 9 năm 6 tháng tù, Trần Văn Khâm (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc TISCO) lãnh 8 năm 6 tháng tù, Mai Văn Tinh (cựu chủ tịch HĐQT VNS) bị phạt 6 năm tù, Đậu Văn Hùng (cựu tổng giám đốc VNS) lãnh 3 năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, đến 8 năm tù cùng tội danh nêu trên hoặc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX đọc bản án đối với các bị cáo - Ảnh: NAM ANH
HĐXX xác định bị cáo Trần Trọng Mừng có vai trò chính, trực tiếp chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội, phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hiệu quả dự án.
Đáng lẽ khi nhà thầu, Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, bị cáo phải có trách nhiệm xem xét biện pháp dừng, chấm dứt hợp đồng với MCC, phạt hợp đồng, đảm bảo giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Bị cáo Mừng không những không thực hiện, còn chỉ đạo dàm phán với MCC để tách gói thầu phần xây dựng ra khỏi hợp đồng, đồng ý việc TISCO chịu rủi ro phát sinh, trong khi đây là trách nhiệm của MCC.
HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo gây thiệt hại "đặc biệt nghiêm trọng", chỉ tính riêng khoản lãi vay của chủ đầu tư để thực hiện dự án đã lên tới hơn 830 tỉ đồng. Ngoài ra, chưa tính đến thiệt hại khi dự án bị tạm ngừng, các thiết bị máy móc đã đầu tư vào dự án bị xuống cấp hư hỏng.
Bản án xác định, hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế và niềm tin của nhân dân vào công tác quản lý kinh tế của nhà nước.
Tuy nhiên, HĐXX cũng xét thấy các bị cáo khi thực hiện hành vi trong bối cảnh dự án triển khai trong khủng hoảng kinh tế, phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Khi nhà thầu nước ngoài vi phạm hợp đồng, TISCO và VNS có văn bản yêu cầu MCC thực hiện hợp đồng, tính đến phương án khởi kiện, phạt và chấm dứt hợp đồng.
Mặt khác, việc tách hạng mục xây dựng ra khỏi hợp đồng trọn gói và lựa chọn VINAINCON làm nhà thầu phụ đều có báo cáo cấp trên.
"Các bị cáo không vụ lợi khi thực hiện hành vi, chỉ có mong muốn đưa dự án sớm thực hiện. Đây đều được tính là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo", HĐXX nhận định.
TTO - Bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, khai lựa chọn nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam vì do một thứ trưởng Bộ Công thương trực tiếp giới thiệu.
Xem thêm: mth.85743222102401202-ut-gnaht-6-man-9-hnal-neyugn-iaht-peht-gnag-cod-maig-uuc/nv.ertiout